Internal link là gì, câu hỏi dễ dàng bắt gặp tại các diễn đàn, cộng đồng mạng. Mặc dù không phải là chủ đề mới, nhưng với nhiều người thuật ngữ luôn nhận được sự quan tâm, đặc biệt là những người làm SEO. Nếu bạn cũng đang trên hành trình tìm kiếm lời giải hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay.
Giải đáp: Internal link là gì?
Internal link là gì, bạn có thể hiểu đây là hình thức liên kết nội bộ từ trang này sang trang khác trên cũng một tên miền hoặc website. Thông thường, chúng được sử dụng trong việc điều hướng và chia sẻ giá trị liên kết. Nhờ vậy, trang web sẽ được cải thiện tốt hơn về mặt thứ hàng trên công cụ tìm kiếm.
Ví dụ: Trên trang web của bạn có bài viết A, B và C. Tại bài viết A có đặt internal link để liên kết đến bài viết B hoặc C và ngược lại. Hoặc tại menu website bạn chọn bất kỳ một danh mục bất kỳ sẽ dẫn đến giao diện của danh mục sản phẩm đó và chúng cũng được tính là liên kết nội bộ.
>> Xem thêm: Thiết kế website giá rẻ, tối ưu hóa tốc độ tải trang
Liên kết nội bộ đảm nhiệm vai trò gì?
Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cập nhật vai trò, sự ảnh hưởng của các liên kết nội bộ. Từ đó, bạn sẽ biết lý do vì sao chủ đề lại lại hot, cũng như những người làm SEO lại hao tâm cho việc xây dựng hệ thống liên kết này.
Liên kết nội bộ ảnh hưởng đến thứ hạng SEO
Trang web uy tín, chuyên nghiệp luôn được google đánh giá cao. Đặc biệt, có một quy tắc ngầm chính là sự uy tín trên internet sẽ có sự chuyển đổi từ trang này sang trang khác thông qua các liên kết. Trang A liên kết với trang B, trong đó trang A có sức mạnh thì trang B cũng sẽ được thơm lây. Từ đó, hoạt động SEO cũng sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn mong đợi.
Liên kết nội bộ giúp thúc đẩy người truy cập tương tác
Bất kỳ một doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng đều mong muốn trang web của mình thu hút được nhiều người truy cập. Để làm được điều này, liên kết nội bộ chính là một công cụ hữu ích. Hãy khéo léo đưa người dùng đến trang, bài viết mà bạn muốn họ thực hiện hành động tương tác.
Phân loại liên kết nội bộ
Trên thực tế, liên kết nội bộ gồm hai loại chính, bao gồm điều hướng và theo ngữ cảnh. Nếu bạn còn mơ về phân loại này, hãy cập nhật thông tin ngay.
Liên kết điều hướng
Navigational internal link hay còn gọi là liên kết nội bộ điều hướng. Cụ thể hơn, đây là loại liên kết đảm nhiệm vai trò tạo nên một trang web cấu trúc điều hướng. Liên kết sẽ được triển khai tên toàn trang web để người dùng có thể tìm thấy những thông tin mà họ muốn. Nhưng sẽ tối ưu hơn khi đặt tại menu chính, phía chân trang web hoặc một thanh bên.
Liên kết ngữ cảnh
Contextual Internal Link được hiểu là liên kết nội bộ theo ngữ cảnh. Có thể hiểu đơn giản, liên kết này sẽ dẫn người dùng đến một trang khác có sự liên quan nhất định về mặt nội dung. Ví dụ: Bạn đang tham khảo thông tin: Những điều cấm kỵ khi đặt tên cho con sẽ có liên kết nội bộ hướng bạn đến bài viết có nội dung như Những cái tên hay và ý nghĩa nên đặt cho bé.
>> Xem thêm: Dịch vụ quản trị website độc quyền – Đưa ra giải pháp cá nhân hóa cho doanh nghiệp.
Chia sẻ cách xây dựng liên kết nội bộ tối ưu nhất
Chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được liên kết nội bộ là gì, vai trò cũng như phân loại? Nhưng về cách xây dựng hệ thống liên kết nội bộ tối ưu nhất thì không phải ai cũng có thể làm được. Vậy tại sao bạn không bỏ túi ngay kinh nghiệm của những bậc chuyên gia trong lĩnh vực SEO?
Bước 1: Hãy xác định Page cần tối ưu để lên Top.
Việc xác định này tưởng chừng là thừa thãi nhưng chúng thực sự rất quan trọng. Bởi từ việc xác định đúng sẽ giúp bạn nắm rõ được chủ đề và từ khóa cần thiết để sản xuất nội dung. Trong khi đó, content được đầu tư sẽ đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng, lượng truy cập tương tác lại càng cao.
Bước 2: Liệt kê từ khóa cần xây dựng liên kết nội bộ
Liệt kê từ khóa hay cụm chủ đề là bước mà bạn không nên lơ là. Được biết, các cụm chủ đề sẽ được xác định từ trang web bạn muốn tối ưu để lên top. Hay nói các khác, chủ đề hướng đến sẽ liên quan đến chủ đề trang web chính đang thực hiện SEO. Việc các liên kết nội bộ hướng đến trang web có cùng chủ đề sẽ tạo được chiều sâu hơn và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng.
Bước 3: Chọn Anchor Text có liên quan và phù hợp
Chọn Anchor Text phải có sự liên quan đến nội dung ở trang muốn trỏ đến. Nhưng không vì điều này mà bạn đánh mất đi sự đa dạng của Anchor Text. Cùng với đó hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu có thể hãy biến hóa các Anchor Text này dài hơn từ khóa chính. Qua đó, sẽ giúp tăng thứ hạng tìm kiếm.
- Mặc dù Anchor Text phải có sự liên quan đến nội dung bài viết tại trang muốn trỏ đến nhưng không vì vậy mà chúng trùng khớp 100%. Thay vào đó, hãy sử dụng những từ khóa mở rộng để tạo sự liên quan một cách tự nhiên nhất.
>> Xem thêm: Affiliate Marketing – Hình thức tiếp thị và kiếm tiền từ liên kết
Bước 4: Hãy thiết lập quyền hạn trên trang web
Trên thực tế, ở những trang đích sẽ có nhiều quyền hạn hơn so với trang khác. Bạn hãy sử dụng chúng để thiết lập những điều có lợi nhất cho mình. Và đây là một lợi thế tuyệt vời mà internal link mang lại.
Bước 5: Sử dụng liên kết nội bộ tăng thứ hạng
Nếu bạn đã thiết lập mọi quyền hạn trên trang mục tiêu xong đừng quên sử dụng chúng nhằm mục đích tăng thứ hạng tìm kiếm. Những gì bạn cần làm ngay lúc này là liên kết với những trang có giá trị nhất. Dựa vào sức mạnh của những trang đó, chắc chắn rằng trang web mục tiêu của bạn sẽ được chú ý.
Bước 6: Dùng liên kết nội bộ để tối ưu hóa nội dung mới
Trong tình huống trang web không có nhiều liên kết cũng đừng quá thất vọng. Thay vào đó, tại sao bạn không tối ưu hóa nội dung mới cho trang. Với một bài viết có nội dung mới không những đáp ứng được nhu cầu tra cứu thông tin của người dùng mà cũng được google đánh giá cao hơn.
Bỏ túi một vài nguyên tắc tối ưu liên kết nội bộ trong website
Có thể khẳng định rằng tối ưu website thông qua liên kết nội bộ là quyết định thông minh và chính xác. Nhưng để đảm bảo tính hiệu quả bạn cần chú ý đến một vài nguyên tắc. Cụ thể:
Hãy đặt liên kết trang các page có nhiều backlink chất lượng
Việc đặt liên kết nội bộ tại những trang có nhiều backlink chất lượng đóng vai trò rất quan trọng để tăng thứ hạng web. Bạn hãy thử hình dung, khi chơi thân với một người nổi tiếng, tên tuổi của bạn cũng sẽ được nhiều người biết đến hơn. Cũng tương tự như việc đặt liên kết nội bộ tại các page có nhiều backlink chất lượng sẽ giúp nâng cao giá trị của trang.
Hãy đặt liên kết đúng mục tiêu khách hàng tìm kiếm
Nếu bạn quá tham trong việc đặt liên kết nội bộ thì hãy cẩn trọng. Quá nhiều liên kết nhưng lại không phù hợp với mục tiêu tìm kiếm của người dùng sẽ tạo nên những hiệu ứng ngược. Cụ thể, thông tin có thể trở nên rối hơn, khó theo dõi, thậm chí làm mất đi tính chuyên nghiệp, độ uy tín của trang.
>> Xem thêm: Textlink – Sử dụng liên kết văn bản để quảng bá và tăng lưu lượng truy cập
Các vấn đề có thể xảy ra với liên kết nội bộ
Nhìn từ mặt lý thuyết, việc xây dựng hệ thống liên kết nội bộ khá đơn giản. Nhưng sẽ có một số vấn đề có thể xảy ra, hãy nắm bắt và tìm cách khắc phục.
Liên kết có thể bị hỏng bất kỳ lúc nào
Internal link có thể bị hỏng bất kỳ lúc nào với những nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này sẽ gây nên hiện tượng click vào liên kết dẫn đến các trang web không tồn tại. Và lỗi hỏng liên kết sẽ hiển thị là 404 tại trang web đó. Để khắc phục, bạn hãy xóa liên kết đó và thay bằng một liên kết mới.
Quá nhiều liên kết trên trang
Trong trường hợp trang web có quá nhiều kết nội bộ sẽ xảy ra lỗi là điều khó tránh khỏi. Khi kiểm tra bảng báo cáo kiểm tra trang web, sẽ xuất hiện tình trạng gắn cờ. Do vậy bạn hãy hạn chế việc nhồi nhét quá nhiều liên kết, ngay cả khi google không hề có quy định cụ thể, hay nguyên tắc về số lượng liên kết.
Xuất hiện thuộc tính Nofollow
Nếu trang web của bạn gặp thuộc tính Nofollow trong các liên kết cũng đừng quá hoang mang, lo lắng. Sỡ dĩ đây là vấn đề có thể gặp phải mà không hề báo trước và hoàn toàn có thể khắc phục chúng. Về cách khắc phục, bạn hãy xóa thuộc tính tại liên kết nội bộ đang bị gắn cờ.
Trang web chỉ có một liên kết nội bộ
Trang web có quá nhiều liên kết không phải là chuyện tốt lành, nhưng không vì vậy mà chỉ xây dựng một liên kết duy nhất. Hãy nhớ rằng, những liên kết này sẽ giúp trang web của bạn tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, quá trình SEO cũng đạt được hiệu quả nhất định. Và hướng giải quyết trong tình huống này là tạo thêm các liên kết phù hợp.
Vấn đề chuyển hướng hoàn toàn
Chuyển hướng hoàn toàn không phải là vấn đề hiếm khi xây dựng quản lý, duy trì hoạt động của các liên kết nội bộ. Chúng có thể là giảm ngân sách thu thập dữ liệu của doanh nghiệp. Điều đáng nói tình trạng này thường xảy ra ở những trang web lớn. Vậy nên, tốt nhất bạn hãy thực hiện việc cập nhật các liên kết nội bộ để người dùng và công cụ tìm kiếm trực tiếp đến trang đích.
Vấn đề chuyển hướng theo chuỗi và vòng lặp
Trong quá trình duy trì liên kết nội bộ có thể xảy ra hiện tượng chuyển hướng chuỗi và vòng lặp khiến UX trở nên nghèo nàn hơn, cũng như gây ra khó khăn khi các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin. Về cách khắc phục, hãy thực hiện cập nhật các liên kết gửi đến công cụ tìm kiếm và người dùng dùng trực tiếp đến trang đích.
Lời kết
Internal link là gì, có những loại liên kết nội bộ nào, cách tạo liên kết lên top ra sao,… và hàng loạt vấn về có liên quan đã được làm rõ thông qua bài viết. Có thể khẳng định rằng, trong SEO, liên kết nội bộ đóng vai trò rất quan trọng, làm tốt chúng thì hoạt động SEO mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Vậy nên nếu doanh nghiệp đang lúng túng trong quá trình thực hiện hãy nhờ đến sự trợ giúp của các đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín.