Để tối ưu hóa website, tăng thứ hạng tìm kiếm, chúng ta cần sử dụng schema markup. Đây là công cụ không thể thiếu đối với người làm marketing online, đặc biệt là các bạn làm việc trực tiếp tới website. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quát nhất, giải đáp nhanh chóng thắc mắc: schema là gì?
Schema là gì?
Trong thời gian trở lại đây, thuật ngữ schema được nhắc đến rất nhiều trong ngành digital marketing, vậy schema là gì? Hiểu đơn giản đây là một đoạn code được sử dụng với mục đích chính là đánh dấu dữ liệu với cấu trúc ngắn. Đoạn code có thể là code javascript hay code html, chúng hỗ trợ việc tìm kiếm website trở nên dễ hơn. Nhờ vậy, website của chúng ta sẽ có cơ hội xuất hiện tại những vị trí hàng đầu trong danh sách tìm kiếm.
Sự ra đời của schema đem lại lợi ích cho cả người xem và người làm marketing. Bởi vì người xem sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin có giá trị và hữu ích. Trong khi đó, các website có thể thu hút được thêm nhiều lượt truy cập hơn.
Bên cạnh đó, công cụ này cũng giúp Google hiểu, đánh giá nội dung website hiệu quả hơn. Khi chưa sử dụng đoạn code đánh dấu dữ liệu với cấu trúc ngắn, Google phải mất nhiều thời gian để hiểu và đánh giá chất lượng nội dung của website. Kể từ khi ứng dụng công cụ schema, quá trình này được rút ngắn rất nhiều.
Ba định dạng phổ biến nhất của công cụ này là: JSOL-LD, microdata và RDFa, trong đó, người quản trị website được khuyến khích sử dụng JSOL-LD thường xuyên hơn.
>> Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO, đẩy mạnh tối ưu hóa từ khóa
Khám phá lợi ích của schema
Như đã phân tích ở trên, schema mang tới lợi ích cho nhiều bên, bao gồm nhà quản trị website, website và chính bản thân ông lớn Google. Đó là lý do vì sao công cụ này được khuyến khích sử dụng trong thời gian gần đây.
Không thể phủ nhận rằng đoạn code html hoặc javascript hỗ trợ người dùng rất nhiều trong việc quản trị website và thu hút người xem chú ý tới website. Bởi vì các website trông khá nổi bật trên trang tìm kiếm nhờ sự hỗ trợ của công cụ này. Đồng thời, schema còn giúp nội dung trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn.
Khi sử dụng công cụ hỗ trợ kể trên, nhà quản trị website sẽ thấy các chỉ số như: traffic, CTR tăng đáng kể. Sau một thời gian triển khai, chúng ta sẽ thấy website xuất hiện ở trang đầu trong danh sách tìm kiếm. Để nhiều người tiếp cận tới website, bạn nên chủ động tham khảo và sử dụng công cụ hỗ trợ ngay nhé!
Đặc biệt, kể từ khi schema ra đời, các công cụ tìm kiếm hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều. Lúc này, công cụ tìm kiếm đã hiểu hơn về website của bạn, quá trình thu thập thông tin, phân tích nội dung trên website cũng hiệu quả hơn. Các chuyên gia cho biết nhờ schema nên việc phân loại, index nội dung cũng trở nên dễ dàng.
Đôi nét về schema entity
Tìm hiểu về schema, chúng ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu schema entity. Cụ thể, chúng ta sẽ sử dụng lược đồ dữ liệu có sẵn trên mạng để kiểm tra xem website hoặc thương hiệu này có thật hay không. Nếu muốn gia tăng độ uy tín cho website, các bạn có thể tham khảo tới hai dạng, đó là schema business hoặc schema person.
Sau khi website được xác thực về chất lượng, thứ hạng tổng thể của trang website sẽ gia tăng đáng kể. Vì vậy, các doanh nghiệp và cá nhân khi làm website không nên bỏ qua công cụ tuyệt vời này để tạo độ uy tín và lòng tin cho người xem.
>> Xem thêm: Dịch vụ quản trị website chất lượng – Đưa ra giải pháp tối ưu và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Các bước đơn giản để cài đặt schema cho WordPress
Với những lợi ích tuyệt vời nêu trên, chắc hẳn nhà quản trị website nào cũng mong muốn cài đặt công cụ trên để hỗ trợ tối ưu hóa website. Nhìn chung, quy trình cài đặt schema cho WordPress khá đơn giản. Mời các bạn tham khảo 5 bước thực hiện dưới để để có thể cài đặt thành công và sử dụng ngay schema hoặc schema pro nhé.
- Bước 1: Mở giao diện admin của WordPress, mở mục Plugins, chọn Add new rồi tìm kiếm từ khóa Schema
- Bước 2: Khi Schema Plugin xuất hiện trên thanh tìm kiếm, bạn nhấp vào nút Install now để tiến hành cài đặt công cụ
- Bước 3: Để cài đặt cấu hình, bạn nhấn chọn vào mục Settings của Schema
- Bước 4: Sau khi đã hoàn thiện việc kích hoạt và cài đặt cấu hình, chúng ta sẽ điền thông tin cần thiết của website, ví dụ như: Contact Page, About Page và logo nếu có
- Bước 5: Thực tế, chúng ta có thể sử dụng nhiều loại schema khác nhau. Nếu muốn thêm schema nào, bạn chọn mục Types và lựa chọn công cụ mình cần sử dụng.
Chỉ sau khoảng 10 – 15 phút, nhà quản trị website đã hoàn thiện cài đặt công cụ cho WordPress và có thể sử dụng bình thường.
Trong quá trình sử dụng schema, để công cụ tìm kiếm xác thực và đánh giá cao về website, chúng ta cần đảm bảo thông tin khai báo trên Internet, trên schema trùng khớp với nhau. Nếu không chú ý tới chi tiết này, website của bạn sẽ được không Google chấm điểm cao và dễ lọt vào top tìm kiếm.
>> Xem thêm: Sitemap – Tạo và gửi sitemap cho công cụ tìm kiếm
Công cụ giúp bạn kiểm tra hoạt động của schema
Chắc hẳn nhiều bạn đang thắc mắc không biết có công cụ nào kiểm tra được hiệu quả hoạt động của schema hay không? Câu trả lời là có, một vài gợi ý dành cho bạn như: Google Search Console hoặc Structured data testing tool…
Nhà quản trị website nên thường xuyên dùng các công cụ trên để kiểm tra cũng như đánh giá độ hiệu quả của schema, từ đó có kế hoạch sử dụng công cụ hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về schema và những lợi ích chúng đem lại cho nhà quản trị website, bản thân website và công cụ tìm kiếm… Từ đó, người làm digital marketing sẽ chủ động tìm hiểu, sử dụng công cụ này, giúp website trở nên nổi bật và tăng độ uy tín cho trang web.
>> Xem thêm: Robots.txt – Quản lý chỉ dẫn cho các bot của công cụ tìm kiếm