Crawler là gì? Đối với các bạn làm ngoài lĩnh vực IT có lẽ Crawler là một thuật ngữ hoàn toàn xa lạ. Tuy nhiên, trong kinh doanh, đặc biệt là chuyên ngành Marketing thì chúng gắn bó xuyên suốt trong mọi chiến lược đẩy mạnh doanh số của một doanh nghiệp. Người sử dụng Web hay những Marketers sẽ thường xuyên tiếp cận kỹ thuật này. Để nắm rõ các yếu tố trọng tâm của Web Crawler và hiểu hơn về chúng, bạn không nên bỏ qua bài chia sẻ vô cùng hữu ích ngay dưới đây.
Crawler là gì?
Crawler là gì? Hiểu theo cách đơn giản thì chúng chính là kỹ thuật hay phương pháp mà Robots áp dụng liên tục trên Google, Bing hoặc Yahoo,… Chúng còn có cái tên khá dài đó là “cào dữ liệu”.
Chức năng chủ chốt của Crawl là thu thập, xử lý mọi thông tin có từ Website nào đó. Bằng việc phân tích thông qua mã nguồn HTML giúp quá trình đọc dữ liệu chuẩn hơn. Mục đích cuối cùng là lọc dữ liệu theo đúng nhu cầu của khách hàng hay Search Engine.
>> Xem thêm: Dịch vụ SEO uy tín – Đưa website của bạn lên mức cao với chiến lược đáng tin cậy
Web Crawler là gì?
Bên cạnh hiểu rõ cụm từ Crawler là gì bạn không thể bỏ việc đào sâu khái niệm Web crawler. Dịch ra tiếng Việt chúng có nghĩa là trình thu thập thông tin Web. Khi đó, Spider có nhiệm vụ download, hiển thị tất cả nội dung có ở mọi nơi từ nguồn Internet.
Từ “Crawl” hiểu trong thuật ngữ “Web Crawler” chính là kỹ thuật cho thấy quá trình truy cập vào một trang web theo cách automatic, lấy Data bằng phần mềm được cài đặt chuẩn chỉnh.
Bot sẽ có chức năng tìm kiếm webstie đề cập đến nội dung bạn cần dùng. Chúng thực hiện xem xét, truy suất toàn bội thông tin, dữ liệu có liên quan. Bot này được thực hiện thông qua một số công cụ tìm kiếm.
Sử dụng giải pháp thuật toán tìm kiếm nguồn Data bởi Web Crawl, Googe hay hiểu rộng hơn là các công cụ tìm kiếm sẽ “sổ” ra hàng loạt liên kết hay kết quả có gắn bó mật thiết để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của bạn. Tiếp đến, chúng tạo ra một list trang Web khi bạn gõ từ khóa đó trên ô Search Google hay Bing,…
Một số tên gọi điển hình của Web Crawler
Không chỉ đơn thuần là Web Crawler, chúng còn được gọi với nhiều tên khác nhau. Vậy những tên gọi khác của Web Crawler là gì liệu bạn đã nắm trọn vẹn?
Spider
Spider cách gọi khá phổ biến của Web Crawler. Sở dĩ tên gọi này xuất hiện căn cứ vào nguyên lý hoạt động cũng như quá trình lưu trữ dữ liệu rất giống với hoạt động của nhện.
Từ một Website nào đó, con nhện sẽ len lỏi đến mỗi ngõ ngách để truy cập và liên kết chúng lại với nhau. Như cách mà chúng giăng tơ tạo nên chiếc tổ của mình vậy.
Những liên kết đã đã truy cập vào lúc trước sẽ được gắn kết với những trang sở hữu link cùng trang website gốc tựa như cách mà những chú nhện đã kết nối sợi tơ lại với nhau. Chỉ đơn thuần 1 website rất lúc đầu thủa sơ khai, Spider sẽ bổ sung kết nối với vô số Webste khác nhằm mục đích tạo ra mạng lưới bền vững, kết nối chặt chẽ giống như chiếc mạng nhện hoàn chỉnh.
>> Xem thêm: Xây dựng chiến lược SEO thành công thông qua khóa dạy SEO website đáng tin cậy.
Ant
Tiếp tục tìm kiếm tên gọi khác của Web Crawler là gì? Đáp án tiếp theo đó là Ant. Đây là cách gọi cũng khá phổ thông được sử dụng nhiều như Spider.
Ant là tên gọi dựa vào phương pháp lưu trữ thông tin của Website cùng một số hoạt động Web Crawler. Con kiến Ant này mỗi lần di chuyển sẽ luôn tiết ra Pheromone để lưu giữ lại dấu vết của con đường bất kỳ mà chúng đã đi qua. Nhờ vậy, khả năng đánh dấu liên kết của Ant vô cùng tốt.
Crawler
Crawler chính là cách gọi rất vắn tắt của Web Crawler. Chỉ với tên gọi, bạn cũng có thể hình dung về cách thức truy cập và thu thập dữ liệu của trang này ea sao? Bạn sẽ hình dung chúng tựa như con bộ trong tư thế bò trườn trên website đó.
Bot
Bot cũng là một trong những tên gọi khác của Web Crawler mà bạn nên biết. Chúng còn gắn với thuật ngữ chuyên nghiệp hơn là Internet Bot.
Bot bản chất là phần mềm ứng dụng được cài đặt automatic trên hệ thống Internet Web Robot. Chúng có tính năng thực hiện được rất nhiều công việc có tính chất đơn giản và chu kỳ lặp lại chuẩn hệ thống dành cho người dùng. Từ đây bạn có thể nhận định rằng Internet Bot là tập hợp bố mẹ của Web Crawler.
Xem thêm: CRM – Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng hiệu quả
Web Crawler có cơ chế hoạt động ra sao?
Cơ chế hoạt động của Web Crawler là gì chắc hẳn bạn nào cũng muốn khám phá. Công cụ này có khả năng khám phá cũng như search thông tin tồn tại ở trang Website đã được công khai tại mạng WWW. Chúng sẽ thu thập toàn bộ dữ liệu có tính hữu ích với người dùng lần lượt theo dõi những Website và thăm dò với mỗi liên kết ở trên trang đó.
Công việc của Web Crawler tựa như cách phê duyệt mỗi nội dung tồn tại ở Website. Mỗi dữ liệu trên trang sẽ được thu thập và gắn kết cùng nhau. Mục đích cuối cùng là đưa toàn bộ dữ liệu về máy chủ Search Engine.
Điểm xuất phát để Web Crawler tiến hành thu thập thông tin chính là căn cứ vào list địa chỉ của Website đó. Hầu hết những Website này được lưu trữ lại qua các lần thu thập thông tin đã được thực hiện trước đó. Chính người sở hữu Website sẽ cung cấp list này cho người làm Seo.
Web Crawler sẽ chỉ cho bạn biết cần thông tin thu thập từ Website nào, tần suất là bao nhiêu? Với cơ chế hoạt động tự động 100%, Crawler không chịu tác động nhiều của con người.
Dữ liệu khi đã được thu thập đầy đủ sẽ được tổng hợp lại bởi Crawler với tất cả dữ liệu ngoài. Chẳng hạn số lượng Backlink trở về trang cụ thể ra sao? Số lượng người dùng truy cập vào Website,… Tất cả sẽ được gửi đến ngân hàng dữ liệu để hoàn tất khâu xét duyệt.
>> Xem thêm: Cách thức hoạt động của quảng cáo Google trọn gói và những lợi ích mà nó mang lại
Yếu tố trọng tâm có ảnh hưởng tới Website Crawler
Vậy yếu tố trọng tâm của Crawler là gì trên trang Website? Thực tế với tốc độ phát triển của Internet và công nghệ như hiện nay sẽ tồn tại vô số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ Crawl và Index.
Domain
Tên miền cần bao gồm Key chính chất lượng đồng nghĩa Website Crawler sẽ sở hữu được thứ hạng cao trên bảng tìm kiếm.
Mặc khác, Google Panda sẽ đánh giá rất chuẩn về tên miền của Websiet đó. Điều này cho thấy bạn cần sở hữu được Domain chất lượng. Bởi chúng luôn được quan tâm đặc biệt.
Backlink
Backlink chất lượng sẽ làm một trong những yếu tố tác động đến độ thân thiện của trang Website trên Google. Trong trường hợp Backlink xấu mà Conent dù có tốt đến đâu cũng thì việc hiển thị trang Website đó trên Google cũng kém.
Đặc biệt không có bất kỳ một Backlink nào cũng khiến cho Google nhận định rằng đây là Webstie không chất lượng, nội dung không mang lại giá trị đến cho người dùng.
Internal Link
Những liên kết nội bộ cũng tác động không nhỏ đến tính tương tác của Website trên công cụ tìm kiếm. Chúng gần như là nhân tố bắt buộc cần có để trang được Seo thành công lọt top Google.
Nhờ có Internal Link mà giảm rất nhiều tỷ lệ rời trang của người dùng. Đồng thời giúp gia tăng thời gian lưu lại trang Website của mỗi độc giả.
XML Sitemap
Nhờ có Sitemap mà trang Website có thể Index hiệu quả và nhanh chóng hơn. Hay quá trình update những bài viết trên trang cũng được người dùng tìm kiếm nhanh nhất.
Duplicate Content
Trên thực tế, khi trang Website tồn tại những nội dung giống và trùng lặp sẽ luôn bị Goolge chặn. Do vậy, bạn cần chỉnh sửa toàn bộ lỗi chuyển hướng 301 hay 404 giúp cho công việc Seo đạt hiệu quả hơn.
URL Canonical
Trang Website sẽ được hỗ trợ tối đa trong công cuộc Seo khi được tạo đường dẫn URL có độ thân thiện cao. Đây là cách giúp trang sở hữu vị trí cao trên hệ thống Google mà một Seoer không nên bỏ qua.
Meta Tags
Trang Website có được những Meta Tags chất lượng và độc đáo luôn có thứ hạng cao trên Google. Vfi vậy bạn không nên bỏ qua yếu tố quan trọng này của trang khi cần Seo.
>> Xem thêm: Marketing Inbound – Chiến lược thu hút khách hàng tự nhiên
Giải đáp một số câu hỏi liên quan Web Crawler là gì?
Có rất nhiều điểm khúc mắc mà một người ngoài ngành thâm chí “non” kinh nghiệm trong nghề Seo cũng sẽ cần lời giải đáp. Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến Web Crawler là gì để bạn có cái nhìn chi tiết và tổng quan hơn về chúng.
Bots Crawl Website có được trang bị tính năng truy cập vào những thuộc tính Web không?
Vấn đề Web Crawler Bots có thể thực hiện truy cập vào những thuộc tính trang chủ hay không còn chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Mục đích của phần mềm này chính là thu thập cơ sở Index nội dung. Chúng sẽ đề ra một số yêu cầu có liên quan đến vấn đề phản hồi của máy chủ. Ví dụ đơn giản như việc thông báo tới người truy cập vào trang chủ hay những Bot truy cập khác tại Website.
Số lượng nội dung tồn tại ở trang Web và cả số lượng trang của Web ra sao sẽ quyết định đến nhà điều hành Website đưa ra nhận định có nên Index tìm kiếm liên tục hay không? Quá trình Index nhiều sẽ khiến máy chủ bị lỗi, hỏng và cả chi phí băng thông cũng bị tăng.
Web Crawling và Web Scraping có sự khác biệt ra sao?
Khi tìm hiểu Crawler là gì bạn không chỉ hiểu rõ về thuật ngữ này mà cần biết phân biệt điểm khác biệt giữa Web Crawling và Web Scraping. Đối với Web Scraping, Bot sẽ thực hiện công việc download nội dung xuống từ bất kỳ một trang nào đó mà không cần có sự choi phép từ chủ sở hữu. Bởi vậy phần mềm này được phục vụ cho ý đồ không tốt.
Thông thường, Web Scraping luôn có target nhiều hơn so với Web Crawling. Hơn nữa, Web Scrapers chỉ thực hiện theo dõi một vài trang nhất định. Trong khi đó, Web Crawling lại có tính năng theo dõi mọi liên kết và dữ liệu của trang một cách liên tục.
Web Scraper Bots hoàn toàn lấp liếm qua mặt máy chủ rất đơn giản. Còn Web Crawlers lại cần tuân thủ nghiệm ngặt bởi robots.txt đồng thời gian hạn yêu cầu của tệp để tránh đánh lừa máy chủ Web.
Seo chịu ảnh hưởng bởi “Bọ” Crawl Website ra sao?
Quá trình Seo Website cần lên Content chất lượng, giúp đẩy mạnh Index với loạt list kết quả được hiển thị thông qua Google.
Trường hợp Spider Bot không thể thu thập thông tin từ Website điều này đồng nghĩa chúng không được Index. Tức là nội dung Website của bạn sẽ không được hiển thị trên Google. Chính vì vậy, chủ sở hữu trang Web cần chấp nhận hoạt động của Bot Crawlers.
Một số chương trình thu thập dữ liệu Website cụ thể hoạt động trên Internet là gì?
Bot từ công cụ tìm kiếm sẽ mang tên gọi cụ thể là:
- Google: Bạn cần biết sự tồn tại của 2 loại Web Crawlers tại Google đó là Googlebot Desktop (chuyên thực hiện search ở máy tính bàn) và Googlebot Mobile (search tại di động).
- Bing: Cụ thể là Bingbot
- Yandex cụ thể là Yandex Bot
- Baidu Spider
Bên cạnh đó còn có vô số Bot Crawlers nhưng ít được người dùng áp dụng. Hầu hết chúng không được trang bị tính năng liên kết với Google.
Tầm quan trọng của quản lý Bot tới quá trình thu thập thông tin Website?
Như bạn biết, Bot gồm có 2 loại:
- Bot độc hại: Mang đến nhiều thiệt hại cho người dùng điển hình sự cố máy chủ có thể bị Hacker đánh cắp thông tin, dữ liệu.
- Bot an toàn: Ngăn chặn tình trạng xấu có thể xảy ra với dữ liệu của người dùng trên Web. Chúng có nhiệm vụ cản trở hoạt động của Bot độc hại.
Với lượng kiến thức được chia sẻ ở trên, bạn không chỉ hiểu rõ Crawler là gì mà còn biết về tầm quan trọng của Web Crawlers như thế nào? Nhìn chung công việc Seo thành công sẽ không thể thiếu sự thấu hiểu về Web Crawlers. Để Crawler thông tin Web hiệu quả, bạn cần quản lý và rà saots cấu trúc trang Web ổn định hay không? Content của trang có được Index không? Mỗi phần lý thuyết về Web Crawlers đều không thể bỏ lỡ khi Seo.