E-Commerce là gì? Tầm quan trọng của E-Commerce trong thời đại số

Với sự bùng nổ của công nghệ 4.0 như hiện nay, E-Commerce trở thành phương thức mua sắm, kinh doanh phổ biến với mọi doanh nghiệp. Bên cạnh những thách thức của thị trường thì hình thức này mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vậy E-Commerce là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những thông chi tiết về khái niệm này.

Tìm hiểu E-Commerce là gì?

E-Commerce là khái niệm được nhiều người quan tâm. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết về khái niệm này.

Vậy E-Commerce là gì?

E-Commerce là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Electronic Commerce”. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Thương mại điện tử. Cụm từ này được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây. Đây là mô hình kinh doanh mà các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện hoạt động phân phối, tiếp thị, mua bán bằng phương tiện điện tử có kết nối internet. Nói một cách ngắn gọn thì đây là phương thức kinh doanh thương mại thông qua mạng Internet.

E-Commerce là phương thức giao dịch kinh doanh thực hiện qua internet
E-Commerce là phương thức giao dịch kinh doanh thực hiện qua internet

E-Commerce là bước phát triển đột phá trong kinh doanh. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ như hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều tìm tới phương thức kinh doanh này để nâng cao doanh số. Trong bối cảnh người người, nhà nhà dùng mạng internet. Đồng thời việc mua sắm trực tuyến trở thành xu hướng thì doanh nghiệp nào không triển khai thương mại điện tử sẽ bị bỏ lại phía sau.

>> Xem thêm: Dịch vụ SEO top google – Tối ưu hóa website để thu hút lượng khách hàng lớn

Sự khác nhau giữa E-Commerce và eBusiness

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm E-Commerce và eBusiness. Thực chất E-Commerce là thương mại điện tử còn eBusiness là kinh doanh điện tử. Hai khái niệm này không hề giống nhau.

Theo đó, thương mại điện tử là hoạt động mua bán kinh doanh trực tuyến mang tính hướng ngoại. Hoạt động này thường tiếp xúc với đối tác, khách hàng, nhà cung cấp bên ngoài như tiếp thị, bán hàng, giao hàng,…

Kinh doanh điện tử là một khái niệm khác. Khái niệm này chỉ việc sử dụng internet và công nghệ trực tuyến để cải thiện năng suất, hiệu quả. Kinh doanh điện tử tập trung vào quy trình nội bộ như quản lý hàng tồn kho, quản lý rủi ro, tài chính, quản lý nhân lực, phát triển sản phẩm,…

Tầm quan trọng của E-Commerce

Thị trường thương mại điện tử đang là mảnh đất màu mỡ để các cá nhân, doanh nghiệp phát triển. Mô hình này có rất nhiều ưu điểm và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Tiết kiệm chi phí

So với hình thức kinh doanh truyền thống thì mô hình thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí như: chi phí mặt bằng, điện nước, nhân viên, chi phí mua sắm trang trí quầy kệ,…

Mở rộng thị trường kinh doanh không giới hạn

Đây là một trong những ưu điểm vượt trội của hình thức kinh doanh thương mại điện tử. E-Commerce không có giới hạn về khoảng cách, địa lý Bạn có thể mua bán sản phẩm ở bất cứ đâu trên toàn thế giới chỉ bằng một vài click chuột. Đây là điền mà hình thức kinh doanh truyền thống không thể làm được. Nhờ ưu điểm này, bạn có thể mở rộng phạm vi kinh doanh bất cứ nơi nào bạn muốn.

Thương mại điện tử giúp mở rộng kinh doanh không giới hạn
Thương mại điện tử giúp mở rộng kinh doanh không giới hạn

Mua bán thoải mái không giới hạn thời gian

E-Commerce giúp hoạt động mua bán của bạn diễn ra 24/7. Không giới hạn không gian cũng không giới hạn thời gian, bạn có thể kinh doanh, mua bán bất cứ lúc nào, ở đâu, vô cùng tiện lợi. Ưu điểm này cũng hơn hẳn so với phương thức kinh doanh truyền thống.

Dễ dàng quản lý tồn kho

Nhờ sự hỗ trợ của các công cụ trực tuyến, chủ shop và các doanh nghiệp kinh doanh bằng phương thức E-Commerce sẽ quản lý tồn kho rất nhanh. Nhờ vậy tiết kiệm được khoản chi phí không nhỏ.

Thông tin minh bạch, chi tiết

Trên E-Commerce tất cả các sản phẩm đều hiển thị rất chi tiết về giá bán, thành phần, hướng dẫn sử dụng, đánh giá,…Bởi vậy khách hàng sẽ có được thông tin trực quan về từng sản phẩm, dịch vụ một cách minh bạch, rõ ràng. Từ đó tạo sự tin cậy cho người dùng.

Mua hàng nhanh chóng, hàng đến tận tay

Khi mua bán trên các trang thương mại điện tử, chỉ cần nhấp chuột chọn sản phẩm, dịch vụ là bạn mua được hàng. Sản phẩm sẽ được đóng gói và chuyển đến tận tay khách hàng. Sự tiện lợi này là một trong những yếu tố thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử ngày càng phổ biến và không thể thiếu với các doanh nghiệp.

Giao dịch mua bán diễn ra nhanh chóng trên sàn thương mại điện tử
Giao dịch mua bán diễn ra nhanh chóng trên sàn thương mại điện tử

>> Xem thêm: Khóa học SEO và quảng cáo Google Ads: Kết hợp hoàn hảo cho chiến dịch tiếp thị.

Các loại hình cơ bản của thương mại điện tử

Thương mại điện tử được chia thành các loại hình phổ biến dưới đây.

  • Business To Business (B2B): Đây là hình thức giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
  • Business To Consumer (B2C): Hình thức này là giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp tới khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng.
  • Consumer To Consumer (C2C): Hình thức này là giao dịch thương mại trực tuyến giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng thông qua một trang web trung gian.
  • Consumer To Business (C2B): Là giao dịch giữa người tiêu dùng tới doanh nghiệp. Trường hợp này người tiêu dùng tạo ra giá trị sau đó bán lại cho doanh nghiệp.
  • Business To Employee (B2E): Ở loại hình này doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhân viên của mình.
  • Business To Government (B2G): Thông qua truyền thông, doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khu vực công như chính phủ, chính quyền địa phương,…

Trên đây là các loại hình thương mại điện tử phổ biến. Ngoài ra còn có các loại hình khác như Government To Government (G2G), Government To Business (G2B),  Government To Citizen (G2C).

Các loại hình thương mại điện tử rất đa dạng
Các loại hình thương mại điện tử rất đa dạng

Một số hình thức hoạt động phổ biến của E-Commerce

Thương mại điện tử ngày càng phổ biến với nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Dưới đây là những hình thức hoạt động thường gặp nhất.

  • Thư điện tử: Gửi thư điện tử hay còn gọi là email là hoạt động diễn ra tại nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan….Các đơn vị gửi thư trực tuyến cho nhau thông qua mạng internet để giao dịch, trao đổi công việc.
  • Thanh toán điện tử: Hình thức thanh toán này còn được gọi là Electronic Payment. Chẳng hạn như trả lương qua tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ tín dụng,…Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử thì thanh toán điện tử đã mở rộng với nhiều hình thức như: ví điện tử, tiền lẻ điện tử, digital banking,….
  • Trao đổi dữ liệu: Đây là hoạt động trao đổi các dữ liệu có cấu trúc giữa các đơn vị đã có thỏa thuận mua bán. Việc trao đổi được thực hiện giữa các máy tính điện tử với nhau.
  • Truyền dung liệu: Dung liệu chính là nội dung của hàng hóa số và có thể được giao qua mạng.
  • Mua bán hàng hóa hữu hình: Hiện nay, các mặt hàng bán lẻ qua mạng vô cùng phong phú với đủ các mặt hàng khác nhau. Mua hàng hữu hình trên mạng trở thành một hình thức hoạt động phổ biến của thương mại điện tử. Đây cũng là một công cụ để cạnh tranh trong cuộc chiến bán hàng hữu hình.
Thương mại điện tử có nhiều hình thức hoạt động khác nhau
Thương mại điện tử có nhiều hình thức hoạt động khác nhau

>> Xem thêm: Làm thế nào để chọn dịch vụ quảng cáo google trọn gói phù hợp với doanh nghiệp của bạn

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang đối mặt với những thách thức gì?

Tại Việt Nam thương mại điện tử có tốc độ phát triển chóng mặt, tạo nên sức đột phá và thay đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế. Tuy nhiên E-commerce ở Việt Nam cũng đối diện với những thách thức không nhỏ. Các cá nhân, doanh nghiệp cần nắm được điều này để cải thiện dịch vụ sao cho tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Khách hàng chưa thực sự đặt niềm tin vào thương mại điện tử

Hiện nay trên các sàn thương mại điện tử hay các shop online không thiếu những mặt hàng kém chất lượng. Hàng giả, hàng nhái tràn lan là tình trạng đáng báo động của thương mại điện tử Việt Nam. Điều này khiến nhiều khách hàng mất niềm tin khi mua hàng trên mạng.

Thêm vào đó, nhiều cá nhân, doanh nghiệp vì lợi nhuận trước mắt mà bán hàng theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”. Sản phẩm bán đến tay người tiêu dùng khác hẳn với lời quảng cáo. Vì thế, khách hàng cảm thấy rất mông lung khi giao dịch trên internet.

Thời gian giao hàng chậm

Hạ tầng giao thông của nước ta còn tồn tại nhiều hạn chế. Điều này đã tác động không nhỏ đến thời gian vận chuyển hàng hóa. Thêm vào đó, các sàn thương mại điện tử chưa thực sự tối ưu hệ thống máy chủ. Vì vậy thường xảy ra tắc nghẽn khi giao dịch. Nhất là khi chạy các chương trình khuyến mãi. Đây là những nguyên nhân khiến thời gian giao hàng gặp nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

Thời gian giao hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
Thời gian giao hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng

Tính cạnh tranh cao

Cũng như nhiều nước trên thế giới, E-commerce tại Việt Nam có tính cạnh tranh rất khốc liệt. Các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,…cạnh tranh nhau mạnh mẽ. Đây là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp khi muốn phát triển trên thị trường thương mại điện tử.

>> Xem thêm: Google Sandbox – Định nghĩa và tác động của giai đoạn chờ đợi của website

Thanh toán gặp nhiều hạn chế

Đa số các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam đều áp dụng phương thức thanh toán qua ví điện tử. Tuy nhiên, số lượng người thanh toán bằng phương thức này chưa phổ biến. Ngoài ra, việc thanh toán qua Internet Banking cũng không nhiều. Đa số khách hàng vẫn sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu.

Thanh toán trên thương mại điện tử còn gặp nhiều hạn chế
Thanh toán trên thương mại điện tử còn gặp nhiều hạn chế

Khả năng bảo mật thông tin còn lỏng lẻo

Đây cũng là một trong những thách thức của E-commerce Việt Nam. Trong thời đại số hóa, các doanh nghiệp bắt buộc phải nâng cao khả năng bảo mật thông tin của khách hàng cũng như của doanh nghiệp. Đồng thời phải tuân thủ các quy định về an ninh mạng, bảo mật thông tin.

Giải đáp các câu hỏi về E-commerce

Thương mại điện tử không còn quá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu cặn kẽ về lĩnh vực này. Bởi vậy có rất nhiều câu hỏi về E-commerce. Dưới đây là giải đáp một số câu hỏi thường gặp.

E-commerce phù hợp với lĩnh vực kinh doanh nào?

E-commerce phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên để kinh doanh hiệu quả thì mỗi giai đoạn bạn nên cân nhắc để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Các sản phẩm về số hóa hoặc liên quan đến ngành trí tuệ rất thích hợp để áp dụng E-commerce.

E-commerce phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh
E-commerce phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh

Bán hàng trên thị trường thương mại điện tử có hiệu quả không?

Việc bán hàng trên thương mại điện tử rất hiệu quả vì doanh nghiệp không doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng ở bất cứ đâu vào bất cứ thời điểm nào.

>> Xem thêm: Featured Snippets – Cách tối ưu hóa để xuất hiện đặc biệt trên Google

Giao dịch trên E-commerce có an toàn không?

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều chú ý đến vấn đề bảo mật khi sử dụng thương mại điện tử. Tuy nhiên độ bảo mật cao hay thấp còn phụ thuộc vào chi phí mà doanh nghiệp đầu tư khi tham gia. Nếu doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử lâu dài thì nên áp dụng mức bảo mật cao nhất để đảm bảo an toàn cho chính doanh nghiệp và khách hàng.

Lời kết

Như vậy bạn đã trả lời được câu hỏi E-commerce là gì? Thương mại điện tử ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong thời đại số. Bên cạnh đó, E-commerce cũng đối diện với những thách không nhỏ. Doanh nghiệp cần mạnh dạn gia nhập thị trường thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên cũng cần có những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, thách thức khi tham gia vào thị trường này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *