Bạn lo lắng khi thứ hạng website bị tụt? Traffic thì “tụt dốc không phanh”? Trong khi bạn đã dùng nhiều cách để tối ưu website nhưng tình hình chẳng cải thiện mấy. Đừng quá lo lắng, vì đã có Topic cluster. Đây là một trong những chiến thuật sản xuất ra content vừa phù hợp với thuật toán của Google, vừa xây dựng được kho nội dung hữu ích cho người dùng. Vậy Topic cluster là gì? Làm sao để sử dụng Topic cluster hiệu quả nhất?
Topic cluster là gì? Tìm hiểu cấu trúc của chiến thuật Topic cluster
Nhiều người chỉ biết Topic cluster là một phương pháp giúp tối ưu độ chuyên sâu của content nhưng lại chưa thực sự biết Topic cluster là gì?
Topic cluster là gì?
Topic cluster hay còn được gọi là cụm chủ đề. Thuật ngữ này dùng để chỉ các trang hoặc một nhóm các bài viết có sự liên kết với nhau. Các bài viết này không tối ưu theo từng từ khóa riêng mà chỉ tập trung vào một chủ đề nhất định. Trong đó, các chủ đề cốt lõi và chủ đề phụ sẽ liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nội dung thống nhất cho website.
Cụm chủ đề được Hubspot nghiên cứu và đưa ra để phát triển vào năm 2017. Các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình B2B hoặc B2C thường dùng cụm chủ đề để xây dựng chiến lược nội dung cho website của họ. Đây cũng là một chiến thuật theo xu hướng Content Marketing năm 2023. Vậy cấu trúc của Topic cluster là gì?
>> Xem thêm: Dịch vụ SEO website – Đẩy website lên top một cách hiệu quả
Cấu trúc của chiến thuật Topic cluster
Theo nghiên cứu của Hubspot thì 1 cụm chủ đề có 2 thành phần chính là: 1 pillar page (còn gọi là trang trụ cột) và đi kèm là các cluster content. Vậy cụ thể thì pillar page là gì và cluster content là gì?
- Pillar page là trang chủ đề cốt lõi đề cập nội dung một cách tổng quát.
- Cluster content có các nội dung con đi sâu hơn và chi tiết hơn nội dung được đề cập trong pillar page.
Tuy nhiên, tất cả các nội dung con này đều được internal link và cùng chỉ đến pillar page. Như một thông báo đến các công cụ tìm kiếm rằng pillar page là trang tổng hợp thông tin, bao quát toàn bộ chủ đề đó. Dưới đây là một ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về pillar page và cluster content:
Chẳng hạn, tôi có một chủ đề thủ tục ly hôn thì cấu trúc cụm chủ đề của tôi sẽ là:
- Pillar Page: Thủ tục ly hôn cần những gì? Top 7 điều quan trọng bạn cần biết nếu ly hôn
- Cluster Content: Sẽ gồm nhiều bài viết có nội dung chuyên sâu, giải đáp từng vấn đề cụ thể được đề cập ở chủ đề trên. Ví dụ như:
- Thủ tục ly hôn thuận tình cần những giấy tờ gì?
- Thủ tục ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì?
- Thủ tục ly hôn mất bao lâu? Làm sao ly hôn nhanh nhất?
- Thủ tục ly hôn mất bao nhiêu tiền?
- Thủ tục ly hôn với người đã mất tích như thế nào?
- Thủ tục ly hôn với người nước ngoài như thế nào?
- Thủ tục ly hôn hòa giải mấy lần thì xét xử?
- Mẫu đơn ly hôn mới nhất 2023? Hướng dẫn cách viết đơn ly hôn chuẩn nhất
- 3 văn phòng luật chuyên tư vấn và làm thủ tục ly hôn nhanh nhất
Sau khi tìm hiểu cấu trúc của cụm chủ đề chắc bạn cũng phần nào hình dung được Topic Cluster là gì rồi phải không ạ. Nội dung tiếp theo của bài viết tôi sẽ chia sẻ cách sử dụng Topic Cluster hiệu quả nhất và lý do vì sao bạn nên triển khai marketing theo cụm chủ đề càng sớm càng tốt?
>> Xem thêm: Xây dựng chiến lược SEO thành công với khóa học chuẩn SEO chuyên sâu.
Lợi ích của việc triển khai Topic Cluster là gì?
Topic Cluster mang lại cho người đọc lợi ích gì?
Website triển khai marketing theo cụm chủ đề giúp người đọc:
- Nhanh chóng tìm được tất cả nội dung mà họ đang cần nghiên cứu;
- Được giải đáp đầy đủ mọi thắc mắc về vấn đề đang gặp phải ngay trong lần đầu tiên truy cập đồng nghĩa rằng mục đích tìm kiếm của người dùng được thỏa mãn;
- Người đọc được mở mang kiến thức, hiểu rõ hơn về sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang cung cấp, dễ dàng chuyển đổi từ người đọc thành khách hàng hơn. Từ đó, người đọc sẽ ở lại trang lâu hơn.
Vì sao website cần triển khai Topic Cluster càng sớm càng tốt?
Bởi cụm chủ đề giúp website:
- Sắp xếp tất cả content và cấu trúc của website một cách có hệ thống và theo trình tự logic;
- Xây dựng một website có các nội dung chuyên sâu uy tín: Khi bạn triển khai nhiều Cluster content xoay quanh một chủ đề cốt lõi (pillar page) là bạn đang thông báo với các công cụ tìm kiếm rằng: Website của bạn đáng tin cậy về chủ đề đó.
- Giúp tăng thứ hạng và traffic cho tổng thể website: Người dùng hiện nay luôn muốn số lần tìm kiếm ít lại nhưng có thể tìm thấy nhiều hơn. Khi triển khai cụm chủ đề, website của bạn lên top không chỉ 1 vài key mà hàng loạt key liên quan đến chủ đề đó.
- Tăng doanh thu: Bằng việc dùng liên kết nội bộ, chỉ dẫn người đọc đến các sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp, Topic Cluster dẫn dắt người đọc tiến sâu hơn vào phễu marketing. Từ đó giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Thêm vào đó, kể từ thời điểm Google Hummingbird xuất hiện vào năm 2013 đã khiến nền tảng cốt lõi của content marketing có nhiều thay đổi. Dẫn đến việc nếu bạn vẫn triển khai content theo kiểu cũ (tối ưu từng trang theo từng keyword) vừa mất thời gian vừa không có hiệu quả.
Đây chính là những lý do vì sao bạn nên triển khai chiến thuật marketing theo cụm chủ đề càng sớm càng tốt thay vì giữ mãi các kỹ thuật cũ. Nhưng làm sao để sử dụng chiến thuật cụm chủ đề một cách thực sự hiệu quả thì không phải ai cũng biết.
>> Xem thêm: Những lợi ích của quản trị website chuyên nghiệp cho doanh nghiệp
Bật mí cách dùng Topic Cluster hiệu quả nhất
Để triển khai và tối ưu chiến thuật cụm chủ đề, bạn hoàn toàn không cần xóa hết các page cũ và viết lại content mới. Thay vào đó, bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây là được:
Bước 1: Chọn topic nào mà bạn muốn thăng hạng
Việc đầu tiên trong quy trình triển khai cụm chủ đề là bạn phải tìm ra chủ đề cốt lõi mà bạn muốn và đang cần thăng hạng. Topic phải đảm bảo:
- Tập trung vào một chủ đề nhất định (liên quan trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc nội dung trang web của bạn)
- Đủ rộng, có thể bao quát được nhiều khía cạnh, vấn đề khác nhau của pillar page;
- Có thể triển khai được từ 5 – 7 bài viết cluster content xoay quanh chủ đề cốt lõi đã chọn.
Để đánh trúng vào insight mà người đọc đang tìm kiếm, bạn phải tự trả lời một số câu hỏi sau:
- Khách hàng tiềm năng mà website hướng đến họ đang muốn điều gì?
- Chủ đề cốt lõi có khả năng xây dựng lớn không?
- Chủ đề cốt lõi có thể chia thành nhiều chủ đề nhỏ không?
- Chủ đề chính có sự liên kết với các chủ đề tiếp theo không?
Bước 2: Nghiên cứu từ khóa dựa trên chủ đề cốt lõi
Nếu bạn muốn đảm bảo website đạt hiệu quả tốt thì nghiên cứu từ khóa dựa trên chủ đề cốt lõi đã chọn là việc không thể xem nhẹ. Vì từ khóa là những gì người đọc đang cần tìm kiếm khi search Google. Để nghiên cứu từ khóa chính xác bạn cần:
Phân tích và liệt kê được những subtopic
Để làm được điều này, bạn có 3 cách triển khai:
- Tham khảo và nghiên cứu website của đối thủ;
- Nghiên cứu và phân tích các website của nước ngoài có cùng chủ đề;
- Sử dụng các kiến thức chuyên môn bạn đang có;
Ngoài ra, bạn có thể chọn: Ahrefs => Keyword Explorer => nhập từ khóa chính => All và tại đây bạn có thể xem tất cả các kết quả đề xuất.
Nghiên cứu keyword
Trong bước này thì bạn chỉ cần copy toàn bộ các subtopic đã tìm được ở trên và đặt chúng vào trong Keyword Explorer => All của Ahrefs là được. Tuy nhiên, để có được kết quả nhanh hơn, bạn hãy điền vào ô Include từ khóa mình chọn. Sau đó thì Ahrefs sẽ chỉ hiển thị những kết quả có chứa từ khóa bạn đã chọn.
Lúc này bạn chỉ cần nhấn vào Export để xuất file. Cuối cùng bạn chỉ cần copy vào excel với các cột keyword – volume – parent keyword là phần nghiên cứu từ khóa đã hoàn thành.
Bước 3: Nhóm các từ khóa đã chọn theo cụm chủ đề
Tại bước này, bạn cần phân loại và nhóm các từ khóa phù hợp với mục đích tìm kiếm của người đọc hoặc theo những nội dung riêng biệt. Bạn cũng có thể tham chiếu website của đối thủ đứng top đầu với chủ đề mà bạn đã lựa chọn. Việc này giúp bạn biết nội dung nào cần đăng tải và gần nhất với ý định tìm kiếm của người đọc.
>> Xem thêm: Slug là gì và vai trò của nó trong tạo URL thân thiện với SEO
Bước 4: Kiểm tra lại những thông tin hiện có trên website
Đây là bước quan trọng và cần thiết khi triển khai Topic Cluster. Việc này giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức. Vì có thể tận dụng được nguồn lực sẵn có để tiếp tục xây dựng nội dung. Để làm điều này, làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Bạn lọc lại các bài content mà website đang có, gồm cả trang dịch vụ, blog,…
- Sắp xếp lại từng bài viết vào các subtopic tương tự về nội dung mà bạn đã search được ở bước 3.
- Nếu nhóm bài viết chưa thực sự phù hợp với subtopic thì bạn cần bổ sung hoặc edit lại cho phù hợp với search intent của người đọc.
Nhưng nếu web của bạn mới toanh thì không cần thực hiện bước này mà trực tiếp xây dựng cụm chủ đề từ đầu.
Bước 5: Viết nội dung cho pillar page và cluster content
Sau khi hoàn thành xong bước 4 thì bạn cần bắt tay vào việc viết mới hoặc bổ sung những bài viết để đảm bảo đủ một cụm chủ đề. Viết pillar page và cluster content cần đảm bảo các điều sau:
- Pillar page: Cần có 1 bài viết dài 3000 – 5000 từ. Nội dung phải có sự bao quát các cluster content chứa trong đó. Nhưng pillar page không được viết chi tiết vào vấn đề mà chỉ mang tính đề cập/ giới thiệu lướt từng mục.
- Cluster content: Nội dung cần tập trung vào 1 vấn đề cụ thể, chuẩn SEO một số từ khóa mà bạn muốn lên top. Độ dài từ 1000 đến 2000 từ nhưng phải đảm bảo nội dung liên kết và làm rõ chủ đề chính.
Bên cạnh đó, khi viết nội dung cho pillar page hay cluster content thì nội dung cần có sự sáng tạo, hấp dẫn để lôi cuốn người đọc. Tips bạn có thể tham khảo khi viết nội dung cho website như:
- Chú ý chất lượng bài viết: Nội dung phải thực sự hữu ích và giải quyết triệt để vấn đề mà người đọc cần tìm kiếm. Bạn hãy đặt mình vào vị trí độc giả xem họ cần gì thì viết nội dung sẽ dễ hơn.
- Bài viết có nội dung rõ ràng, mạch lạc, có sự nhất quán: Sáng tạo là điều cần có khi viết nội dung nhưng không phải sáng tạo quá đà. Bạn vẫn phải chú ý nội dung của các bài viết phải xoay quanh chủ đề, có sự liên kết và thỏa mãn yêu cầu tìm kiếm của người dùng.
- Chú ý văn phong của bài viết: Mỗi chủ đề khác nhau sẽ tương ứng với văn phong khác nhau. Bạn hãy cố gắng tìm ra cách viết phù hợp với thị hiếu độc giả, tránh kiểu viết nhồi nhét từ khóa hoặc viết một cách máy móc, cứng nhắc.
Bước 6: Liên kết các nội dung đã hoàn thành
Khi viết xong nội dung cho pillar page và cluster content thì bạn phải đảm bảo được 2 tiêu chí này:
- Các cluster content không chỉ liên kết với pillar page mà chúng còn tự liên kết với nhau.
- Do có tính chất liên kết 2 chiều nên tại pillar page cùng cần có các đường dẫn trỏ đến từng cụm nội dung để kích thích người đọc click vào.
Bước 7: Theo dõi, phân tích và đánh giá các chỉ số thu được
Bất cứ chiến lược marketing SEO nào thì đều cần bạn phải theo dõi sát sao, phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp phù hợp để cải thiện tình hình. Riêng xu hướng sản xuất content theo Topic Cluster thì quá trình theo dõi, phân tích và đánh giá có thể kéo dài 1 đến 2 tháng mới thấy rõ được kết quả.
>> Xem thêm: Quảng cáo native ads – Công cụ quảng bá hiệu quả trong digital marketing
Khi này, bạn sẽ biết được trang nội dung nào đang thu hút người đọc lớn nhất, trang nào cần được tối ưu và trang nào bị người xem “bơ” nhiều nhất. Những chỉ mục mà các nhà làm marketing theo chiến thuật cụm chủ đề cần chú ý là:
- URL của pillar page và content cluster.
- Key chính, key phụ ở từng trang nội dung.
- Xem các interlink đã đặt đúng vị trí chưa? Có khả năng kích thích người đọc click xem thêm không?
- Các outline trong mỗi trang nội dung.
Trên đây là những thông tin cơ bản về khái niệm Topic Cluster là gì và cách triển khai chiến thuật marketing theo cụm chủ đề hiệu quả nhất. Hi vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi giúp ích cho công việc của bạn. Chúc website của bạn thăng hạng và tăng traffic thành công với Topic Cluster.