Google cho biết Google RankBrain là một trong 3 thuật toán đánh giá, xếp hạng nội dung quan trọng nhất mà nền tảng này đang ứng dụng. Kể từ khi chính thức ra mắt vào năm 2015, RankBrain vẫn tạo ra 2 luồng ý kiến trái chiều, bên ủng hộ và bên phản đối.
Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng Google RankBrain thực sự đã nâng cao trải nghiệm đáng kể cho người dùng. Chất lượng nội dung trên hệ sinh thái Google ngày một nâng cao trước sự giám sát của hệ thống máy học RankBrain.
Google RankBrain là gì?
Google RankBrain là một trong những thuật toán tiên tiến nhất của Google. RankBrain được thiết kế và triển khai như một hệ thống máy học, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI. Nhằm tham gia đánh giá chất lượng, xếp hạng nội dung.
Thuật toán này hỗ trợ đắc lực quá trình xử lý, xác định chính xác nhu cầu tìm kiếm. Từ đó, góp phần nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Trước khi ứng dụng RankBrain, phần lớn thuật toán của Google vẫn qua mã hóa thủ công. Tuy nhiên với sự xuất hiện của RankBrain, hệ thống đánh giá và xếp hạng nội dung của Google đã nâng cao đáng kể hiệu suất.
Google RankBrain có khả năng tự học và hoàn thiện. Tùy theo từng keyword, thuật toán này bắt đầu đánh giá chất lượng của backlinks, tính độc nhất của content, dung lượng content, domain,.. Và một số yếu tố quan trọng khác.
Tiếp theo, thuật toán này lại theo dõi cách mà người dùng tương tác trước kết quả tìm kiếm. Trường hợp nhận thấy người dùng hài lòng, RankBrain sẽ tiếp tục hoạt động. Còn nếu như nhận thấy mức độ hài lòng kém đi, RankBrain lại lập tức nhường chỗ cho thuật toán khác.
>> Xem thêm: Thiết kế website chuyên nghiệp đáng tin cậy cho doanh nghiệp
Cách thức hoạt động của thuật toán RankBrain
So với những thuật toán trước đây của Google, RankBrain có khả năng xác định ý định tìm kiếm và đánh giá trải nghiệm của người dùng vượt trội hơn.
Xác định ý định tìm kiếm của người dùng qua Keywords
Khi chưa ứng dụng thuật toán RankBrain, hệ thống của Google chủ yếu xác định keyword bằng cách rà soát từng trang. Nhằm xác định các trang web có chứa keyword mà người dùng tìm kiếm.
Tuy nhiên, với những keyword mới, Google lại rất khó xác định chính xác người dùng thực sự có ý định tìm kiếm gì. Thuật toán RankBrain có thể khắc phục tốt nhược điểm này.
Theo đó, RankBrain sẽ tổng hợp các keyword mới và cũ mà Google từng rà soát rồi tiến hành tổng hợp, tìm ra ý định cụ thể của người dùng. Như vậy, kết quả RankBrain trả về thường bám sát nhu cầu tìm kiếm hơn.
Ngoài đối chiếu và khớp keyword, RankBrain còn biến các keyword mà người dùng tìm kiếm thành định nghĩa. Sau đó, nó tìm kiếm tất cả website đề cập đến những định nghĩa này và cập nhật đến người dùng.
Đánh giá sự thỏa mãn của người dùng
Khả năng phân tích và hiểu keywords mới của Google RankBrain vượt trội hơn so với nhiều thuật toán trước đó. Trong nhiều trường hợp, nó còn tham gia điều chỉnh, hoàn thiện thuật toán.
RankBrain sẽ hiển thị đến người dùng danh sách kết quả tìm kiếm theo đúng nhu cầu khi tra cứu từ khóa. Trường hợp nhận thấy người dùng tương tác với một trong số những kết quả này, RankBrain cũng lập tức cải thiện thứ hạng cho trang web đó.
Còn nếu như nhận thấy người dùng không tương tác với kết quả trong danh sách gợi ý, RankBrain sẽ loại bỏ kết quả đó. Và thay thế bằng các kết quả hữu ích hơn cho lần trải nghiệm tiếp theo của người dùng.
Dựa vào tỷ lệ click chuột tự nhiên, hoạt động trên web, tỷ lệ thoát web, mức độ tương tác,.. Google RankBrain bắt đầu đánh giá mức độ thỏa mãn và đưa ra gợi ý phù hợp với một số tìm kiếm thực tế của người dùng.
>> Xem thêm: Dịch vụ viết content chuẩn SEO tối ưu – Nâng cao hiệu suất tìm kiếm.
Nghiên cứu từ khóa thỏa mãn thuật toán RankBrain
Trong quá trình nghiên cứu từ khóa hay keyword, bạn cần chú ý tối ưu theo cơ thể đánh giá mới của thuật toán Google RankBrain.
Không quá tập trung vào Long Tail Keywords
Phần lớn SEOer hiện nay đều tập trung vào SEO từ khóa đuôi dài (Long Tail Keywords). Bởi họ cho rằng những từ khóa này ít tính cạnh tranh hơn, chứa cả từ khóa ngắn.
Thế nhưng, xu hướng này không còn phù hợp khi RankBrain đã hiểu rõ từ khóa tương tự nhau nhưng chỉ sắp xếp khác nhau về từ.
Chẳng hạn, RankBrain hoàn toàn có thể hiểu chính xác “Giá chó Bully” và “Giá chó Bully đắt hay rẻ” thực chất là một, chỉ ý định tìm kiếm giá chó Bully của người dùng.
Chính vì thế khi người dùng tra cứu 2 từ khóa trên, RankBrain thường trả về kết quả tương tự. Như vậy, xu hướng SEO từ khóa đuôi dài không còn hiệu quả như trước.
Tối ưu hóa Medium Tail Keywords
Medium Tail Keywords là những từ khóa có độ dài trung bình. Trước quá trình cập nhật của thuật toán RankBrain, SEOer nên tập trung SEO nhóm từ khóa đuôi trung bình.
Bởi lượng tìm kiếm của Medium Tail Keywords tương đối cao nhưng mức độ cạnh tranh ít hơn dạng từ khóa ngắn. Hơn nữa, chúng ít bị RankBrain đánh đồng kết quả tìm kiếm như từ khóa đôi dài.
Nếu thực hiện tối ưu website thông qua một từ khóa đuôi trung bình, RankBrain sẽ nhanh chóng đánh giá và xếp hạng cho cụm từ này, thay vì hàng ngàn từ khóa na ná nhau.
Nói chung để thỏa mãn Google RankBrain, bạn nên tìm cách tối ưu web xung quanh một keyword đuôi trung bình. Quá trình đánh giá và xếp hạng khi đó luôn được thực hiện nhanh hơn, rút ngắn thời gian SEO.
>> Xem thêm: Thuật toán Google Panda – Hiểu về cập nhật quan trọng của Google
Cách tối ưu CTR thỏa mãn RankBrain
Muốn tăng tỷ lệ click chuột, thỏa mãn thuật toán Google RankBrain và người dùng, bạn cần tập trung tối ưu phần tiêu đề và mô tả.
Tối ưu tiêu đề
Độ hấp dẫn của tiêu đề là yếu tố quyết định lớn đến việc người dùng có click chuột vào bài viết hay website hay không. Nói chung, luôn có nhiều cách giúp bạn tối ưu tiêu đề theo hướng hấp dẫn người dùng và thỏa mãn RankBrain.
- Kết hợp từ ngữ đánh vào tâm lý: Theo nghiên cứu thực hiện bởi CoSchedule, tiêu đề có chèn thêm từ ngữ đánh vào tâm lý luôn thu hút về lượng tương tác cao hơn. Chẳng hạn thay vì viết “Làm thế nào để cải thiện hiệu quả làm việc” thì bạn có thể viết “Khám phá 5 mẹo tăng năng suất làm việc cực hiệu quả”.
- Kết hợp ký tự đặc biệt: HubSpot và Outbrain từng phân tích hơn 3 triệu tiêu đề. Người ta nhận thấy rằng các tiêu đề chèn thêm ký tự đặc biệt như (), [] thường thu hút tỷ lệ click chuột cao hơn 30%.
- Chèn thêm các con số: Tiêu đề được chèn thêm số luôn kích thích người dùng click vào nhiều hơn là dạng tiêu đề đơn thuần.
- Sử dụng từ ngữ khẳng định, mang sức nặng: Đây những từ ngữ khiến người dùng tin tưởng, hoặc tạo cảm giác cấp bách, nghiêm trọng, cần phải bấm ngay vào bài viết. Khi tạo tiêu đề, bạn nên chèn thêm một vài từ ngữ mang sức nặng như “tốt nhất”, “cực chuẩn”, “nghiên cứu của… “, “cảnh báo”,.. Nhằm tăng tính thu hút.
Tối ưu mô tả
Sau khi tối ưu xong tiêu đề, bạn cần tiếp tục chuyển sang bước tối ưu phần mô tả ngắn. Mặc dù chỉ chưa đến 2 dòng nhưng phần mô tả này lại quyết định khá lớn đến tỷ lệ click của người dùng.
- Chèn thêm yếu tố cảm xúc: Câu từ trong tiêu đề ngắn gọn nhưng vẫn phải đánh vào cảm xúc, nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
- Nêu lý do mà người dùng cần click vào bài viết của bạn: Nội dung trong đoạn mô tả cần có giá trị, tóm gọn thông tin mà người dùng quan tâm nhất.
- Kết hợp từ ngữ quảng cáo: Với dạng bài viết quảng cáo sản phẩm, bạn hãy chèn thêm từ ngữ tạo độ uy tín như “chính hãng”, “chất lượng”, “uy tín”,.. Chúng rất hay được sử dụng trong phần mô tả của các trang chạy quảng cáo Google.
- Luôn chèn từ khóa chính: Từ khóa chính tốt nhất nên xuất hiện tại vị trí đầu tiên của dòng mô tả (tính từ trái sang phải).
Google RankBrain có xếp hạng dựa trên chỉ số Dwell Time không?
Dwell Time là thuật ngữ dùng để chỉ thời gian mà người dùng ở lại trên website, sau khi click vào kết quả tìm kiếm. Chỉ số này rất quan trọng, quyết định đến kết quả đánh giá và xếp hạng của Google RankBrain.
Thời gian người dùng ở lại càng lâu thì lại càng tốt cho website của bạn. Lúc này, hệ thống Google RankBrain bắt đầu cộng điểm và tăng xếp hạng của bài viết cũng như website.
Trường hợp người dùng thoát ra ngay sau 2s, RankBrain sẽ lập tức trừ một vài điểm. Từ đó, kéo thứ hạng của bài viết hoặc website xuống.
Danh sách hiển thị kết quả tìm kiếm của Google RankBrain được tính toán khá nhiều vào thời gian làm người dùng ở lại trên từng trang web.
Như vậy nếu muốn cải thiện thị số Dwell Time, bắt buộc bạn phải tìm cách nâng cao chất lượng nội dung, đáp ứng chính xác nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
>> Xem thêm: Google Penguin – Hiểu về thuật toán lọc liên kết của Google
Cách tăng Dwell Time thỏa mãn đánh giá RankBrain
Muốn níu chân người dùng ở lại lâu trên trang, bạn cần đầu tư nâng cải thiện chất lượng bài viết, từ nội dung cho đến trình bày.
Mở bài ngắn gọn, đúng trọng tâm
Phần mở bài của mỗi bài viết không nên quá dài dòng, dễ khiến người dùng thoát ngay sau khi vào trang. Thay vào đó, đoạn mở bài cần ngắn gọn, khái quát nội dung của toàn bài.
Một đoạn mở bài tốt không nên dài quá 5 câu, luôn chứa từ khóa cần SEO. Nếu có thể, bạn hãy chèn từ khóa tại vị trí dòng đầu tiên, chèn sao cho thật tự nhiên, không gây gượng ép cho người đọc.
Đẩy nội dung được quan tâm nhất lên phần đầu
Không nhiều người dùng kiên nhẫn đọc hết bài viết dài cả ngàn từ. Vì vậy, bạn cần tìm cách đẩy phần nội dung được quan tâm nhất nên mục đầu của bài viết.
Như vậy, dù không đọc hết toàn bộ bài viết nhưng người dùng vẫn ở lại trang một vài giây hoặc một vài phút để đọc qua phần nội dung cần tìm hiểu.
Nói chung, nếu có thứ gì hay ho nhất, bạn hãy show ngay đầu bài chứ đừng đẩy xuống giữa hoặc cuối bài.
Đầu tư content mang tính chuyên sâu
Nội dung của bài viết cần đảm bảo tính chuyên sâu, cung cấp cho người dùng thông tin hữu ích nhất về vấn đề cần tìm hiểu.
Thay vì sử dụng bài viết dung lượng ngắn dưới 1000 từ, bạn hãy đầu tư cho những bài viết 2000 từ trở lên. Đặc biệt là dạng bài blog chia sẻ kiến thức, thông tin lại càng phải mang tính chắt lọc, hữu ích với người dùng.
Nhiều nghiên cứu thống kê gần đây cũng chỉ ra rằng các bài viết đạt dung lượng từ 2000 từ, người dùng tốt hơn so với bài blog dưới 1000 từ.
Chia nội dung thành các phần nhỏ
Đối với một bài viết trên 2000 từ, bạn cần đặc biệt chú trọng khâu trình bày. Thay vì biết dồn cục, bạn cần chia nhỏ bài thành nhiều heading. Mỗi đoạn văn chỉ nên dài từ 2 đến 3 dòng.
Cách chia nhỏ nội dung như trên đảm bảo người dùng không bị rối mắt, kiên nhẫn ở lại bài viết lâu hơn.
3 Cách nâng cao hiệu quả chiến dịch tối ưu hóa RankBrain
Kết hợp chạy quảng cáo Facebook ADS, Email Marketing và triển khai content tổng lực là 3 cách bạn cần triển khai song song. Nhằm cải thiện hiệu quả chiến dịch tối ưu hóa Google RankBrain.
Chạy Facebook ADS
Chạy quảng cáo Facebook là phương thức giúp bạn kéo traffic về website trong thời gian ngắn. Cho dù không nhiều người dùng click vào quảng cáo, mức độ nhận định của thương hiệu vẫn tăng đáng kể.
Kết hợp Email Marketing
Bên cạnh triển khai Facebook ADS, bạn hãy kết hợp thêm Email Marketing. Đây hình thức Marketing ít tốn kém, cung cấp nội dung chất lượng đến người dùng một cách có chủ đích.
Tất nhiên nếu muốn triển khai Email Marketing hiệu quả, bạn phải đầu tư thu thập Email, tập trung xây dựng content chất lượng.
Triển khai tổng lực content
Thay vì up content theo hướng dàn trải, bạn hãy tập trung triển khai tổng lực content. Việc phát hành cùng lúc số lượng lớn nội dung mặc dù tiêu tốn chi phí nhưng sẽ giúp website nhanh xếp hạng, tăng traffic nhanh hơn.
Lời kết
Kể từ khi giới thiệu vào năm 2015, thuật toán Google RankBrain đã và đang góp phần tích cực hỗ trợ nâng cao trải nghiệm người dùng. Hệ thống này có khả năng tự học và hoàn thiện, đáp ứng tốt yêu cầu tìm kiếm với những dạng từ khóa mới. Thông qua hành vi tương tác của người dùng, RankBrain sẽ gợi ý chính sách kết quả.