Cấu trúc silo là gì, có đặc điểm ra sao, làm gì để xây dựng,… là những chủ đề không còn mới nhưng chưa bao giờ thôi nhận được sự quan tâm từ phía cộng đồng, đặc biệt những ai đang đảm nhiệm vai trò xây dựng và phát triển web. Nếu bạn cũng là một trong số đó, còn chờ đợi điều gì, chúng ta hãy cùng đi tìm đáp án chính xác nhất.
Giúp bạn hiểu tìm đáp án: Cấu trúc silo là gì?
Cấu trúc silo là gì, về bản chất có thể hiểu đây là một kiểu phân cấp trang web giúp nội dung được tổ chức hợp lý hơn. Trong cấu trúc silo có các nhóm phân cấp với các chủ đề và chủ đề con. Hoặc cũng có thể hiểu đơn giản, chúng giống như việc tạo các danh mục trong đó sẽ có tiểu mục. Nội dung của bài đăng sẽ nằm trong tiểu mục đó sao cho phù hợp về mặt nội dung.
Ví dụ: Để làm một bài văn nghị luận về vấn đề bạo lực học được sẽ cần có một số nội dung chính như: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp,… Trong nguyên nhân sẽ có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Ở đây vấn đề bạo lực học được có thể hiểu là chủ đề chính của cấu trúc silo. Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả giải pháp là chủ đề con.
Như vậy đến với cấu trúc silo, bạn sẽ tập trung vào một chủ đề tổng thể, trong đó sẽ có các danh mục được tổ chức cao, khác biệt nhưng có sự liên quan đến nhau. Khi phát triển nội dung các cấu trúc phân cấp, đồng nghĩa có thể phát triển nội dung cụ thể với những chủ đề khác nhau. Và kết quả đạt được cuối cùng là tác động mạnh đến SEO, tăng lượng tương tác, truy cập và chuyển đổi. Vậy cấu trúc silo có những đặc điểm gì?
- Tất cả thông tin của silo sẽ nằm trong kho lưu trữ, bạn có thể truy cập xem xét bình thường.
- Những bài viết có nội dung giống nhau sẽ nằm trong một silo.
- Silo đóng vai trò là hệ thống quản lý thông tin khép kín và chúng không liên kết được với hệ thống khác.
- Cấu trúc silo là gì, được biết nếu sử dụng không đúng cách, chúng có thể tạo ra những sự nhầm lẫn, sai lệch về mặt thông tin.
>> Xem thêm: Thiết kế website chuyên nghiệp với tốc độ tải trang nhanh
Tại sao cần triển khai mô hình silo cho trang web?
Nhắc đến cấu trúc silo, cộng không chỉ quan tâm cấu trúc silo là gì? Kèm theo đó, không ít người băn khoăn có nhất thiết phải triển khai mô hình này cho trang web hay không. Và đương nhiên câu trả lời sẽ luôn luôn là có, vì:
Thúc đẩy hoạt động SEO hiệu quả: Được biết, cấu trúc silo hỗ trợ hoạt động sáng tạo nội dung hiệu quả. Trong khi đó, SEO có thành công hay không phụ thuộc hơn 70% vào việc sáng tạo nội dung. Vậy nên, triển khai mô hình silo cho website là sự lựa chọn chưa bao giờ là sai.
Trải nghiệm của người dùng được nâng cao: Với cấu trúc silo, khách hàng sẽ dễ dàng hiểu rõ về trang web của bạn. Việc tìm kiếm, sử dụng thông tin sẽ không mất nhiều thời gian. Nhờ vậy, khách hàng sẽ còn quay trang trang web hoặc sử dụng những dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Cấu trúc silo gồm những loại nào?
Cấu trúc silo là gì, trên thực tế chúng được phân thành hai loại là cấu trúc vật lý và cấu trúc ảo. Vậy hai dạng silo này có những đặc điểm gì?
Silo vật lý
Silo vật lý xây dựng cấu trúc liên kết URL trên chính trang web theo các nội dung có tính liên quan đến nhau. Việc làm này yêu cầu cao về sự khoa học, tỉ mỉ mới mang lại hiệu quả cao. Những nội dung có liên quan đến nhau sẽ được sắp đặt tại một mục giúp người dùng có thể tìm kiếm thông tin nhanh chóng và dễ dàng. Cũng từ đó, mà lượng truy cập sẽ tăng lên đáng kể, giúp vấn đề kinh doanh, nhận diện thương hiệu đạt kết quả như mong đợi.
Silo ảo
Đây là dạng cấu trúc silo có liên đến công cụ tìm kiếm lập chỉ mục nội dung. Nếu bạn để ý, tại mỗi trang web sẽ có công cụ tìm kiếm, nhập từ khóa cách danh mục liên quan sẽ xuất hiện. Để làm được điều này silo ảo sẽ liên kết nội bộ kết nối các nhóm có liên trang có liên quan đến nhau. Từ đó, người dùng sẽ dễ dàng tìm kiếm, phân loại thông tin cần thu thập hơn.
>> Xem thêm: Tận dụng dịch vụ viết content website để xây dựng lòng tin và uy tín của khách hàng.
Làm gì để xây dựng cấu trúc silo?
Dù là silo ảo hay silo vật lý cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển website. Nếu bạn đã giải đáp được cấu trúc silo là gì cũng đừng quên cập nhật các bước xây dựng chúng.
Bước 1: Hãy xác định của đề và hướng phát triển của website
Nhiệm vụ đầu tiên mà bạn cần làm là xác định chủ đề mà trang web hướng đến. Hay nói cách khác, hãy định vị nội dung chính của website. Trong trường hợp người dùng đã có một trang web sẵn hãy tìm kiếm chủ đề nào đã được lên top để xoáy sâu vào chủ đề đó. Bởi lúc này, google đang hiểu trang web của bạn tập trung vào chủ đề đã được lên top.
Bên cạnh đó, đừng quên phân tích đối thủ cạnh tranh. Hãy xác định xem cấu trúc website mà họ đã triển khai như thế nào, tối ưu ra sao, content theo hướng gì,… Việc làm này sẽ giúp bạn định hướng và thiết kế trang web chất lượng hơn, không bị thua kém đối thủ dù ở khía cạnh nhỏ nhất. Bởi lẽ, google không hề đánh giá cao những website “học đòi”, dập khuôn máy móc.
Bước 2: Bắt tay thiết kế và xây dựng cấu trúc silo
Internet là mạng lưới khổng lồ, chúng được kết nối với nhau thông qua các liên kết. Cũng vì điều này mà những công cụ tìm kiếm chia nhỏ các trang web trên mạng internet thành những nhóm khác nhau. Và các website nằm chung một nhóm sẽ có những đặc điểm giống nhau, ít nhất là về chủ đề.
Để thiết kế và xây dựng cấu trúc silo, chúng ta có thể triển khai một trong hai cấu trúc là Physical Silo và Virtuals Silo. Trong đó, Physical Silo là cấu trúc vật lý tương ứng với hình thức xây dựng cấu trúc thông qua việc thiết lập các URL dưới dạng một chiếc tủ phân loại tài liệu chuyên dùng sắp xếp những loại tài liệu có sự liên quan với nhau.
Cấu trúc thứ hai là cấu trúc ảo. Lúc này, bạn sẽ sử dụng cấu trúc Internal Link của website nhằm mục đích liên kết những bài có nội dung liên quan với nhau thành một nhóm riêng. Đồng thời tách những bài không liên quan để tăng sức mạnh cho những Landing Page chính của từng nhóm cấu trúc silo.
>> Xem thêm: Social – Sự tương tác và quảng bá trên các mạng xã hội
Bước 3: Áp dụng các dạng liên kết
Sau khi đã gom nhóm thành công, bạn cần sử dụng các liên kết để tạo ra cấu trúc silo hoàn chỉnh. Các liên kết này có thể là liên kết nội bộ hoặc kết hợp dùng Anchor Text, Inbound Link, Outbound Link.
Bước 4: Xây dựng nội dung bài viết và đăng tải đúng nhóm cấu trúc
Nội dung bài viết đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa trang web phát bền vững, cũng như quyết định đến tính hiệu quả của hoạt động SEO. Hãy phân tích thật kỹ về bài viết của đối thủ bao gồm số lượng và chất lượng. Dựa trên cơ sở đó, sáng tạo nội dung có chất lượng đỉnh hơn.
Chắc chắn rối, nội dung được đăng tải trên website phải được tối ưu. Số lượng từ từ 600 – 2000, tiêu đề và heading chứa từ khóa chính,….Trong bài viết tuyệt đối không được nhồi nhét từ khóa khiên cưỡng. Số lượng bài viết trên web nên nhiều hơn bài của đối thủ. Nếu không tối ưu, bậc cao thủ làm SEO cũng phải bó tay trong việc đưa bài viết lên top tìm kiếm.
Bài viết phải hướng đến chủ đề chính của website, tránh tình trạng lạc đề. Đối với những bài viết đã đạt chất lượng, bạn hãy đăng chúng lên website đúng nhóm cấu trúc. Ví dụ: Bài viết tin tức sẽ đăng tại chuyên mục tin tức, bài viết sản phẩm hay cách sử dụng sản phẩm sẽ up tại danh mục sản phẩm,… Bằng việc đăng đúng nhóm cấu trúc, người dùng sẽ dễ dàng và nhanh chóng tìm kiếm được thông tin mà họ mong muốn.
Bước 5: Lên kế hoạch phát triển silo
Cấu trúc silo là gì, làm thế nào để phát triển cấu trúc này? Một lời khuyên hữu ích mà bạn cần ghi nhớ là hãy phát triển từng phất. Hay nói cách khác, hãy làm tốt silo này rồi mới chuyển sang silo khác. Tránh việc phát triển tràn lan không mang lại hiệu quả cao. Ví dụ: Bạn đã xây dựng silo A thì hãy hoàn thành nội dung của silo này trước khi chuyển sang xây dựng một cấu trúc mới.
Theo định kỳ, hãy cải thiện nội dung thông tin bài viết trong từng danh mục silo. Bằng cách bổ sung bài viết mới, hoặc cải thiện chất lượng bài viết đã có. Bằng cách này, thông tin mà trang web cung cấp sẽ luôn hữu ích với người dùng, google cũng đánh giá cao về website. Và bạn cũng không phải lo lắng về việc vi phạm thuật toán panda.
Một vài lưu ý nhỏ khi xây dựng cấu trúc silo
Cấu trúc silo là gì, đó là mô hình xây dựng nội dung trang web có sự liên kết với nhau. Cấu trúc này đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển trang web, xa hơn chúng góp phần tăng hiệu quả kinh doanh. Trong quá trình xây dựng cấu trúc bạn cần lưu ý một số vấn đề.
- Đối với những trang web cũ, không nên thay đổi cấu trúc trên diện rộng, hoặc toàn bộ. Thay vào đó, một người có kinh nghiệm họ chỉ thay đổi ở một danh mục nhỏ và xem xét tính hiệu quả. Đồng thời, ở những trang web đã xây dựng trước đó, doanh nghiệp nên chú trọng vào công đoạn liên kết và cập nhật, tái tạo lại nội dung phù hợp với liên kết.
- Lưu ý thứ hai, đối với những trang web thương mại điện tử nên chú trọng xây dựng hệ thống lọc hoàn chỉnh, trang bị đầy đủ tính năng nhờ vậy quá trình tối ưu SEO sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
>> Xem thêm: Domain – Yếu tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu trực tuyến
Lời kết
Cấu trúc silo là gì, chúng có vai trò ra sao, các bước xây dựng cấu trúc silo,… Với thông tin bài viết cung cấp, chắc hẳn bạn đã có đáp án mà mình mong muốn. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng cấu trúc silo khó tránh khỏi những vấn đề phát sinh. Nếu bạn không đủ kinh nghiệm để xử lý hãy nhờ đến các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế, xây dựng và phát triển website uy tín.