Những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng Google tag manager

Google tag manager là công cụ khá quen thuộc đối với người làm nội dung trên nền tảng Google. Nhờ công cụ này, việc quản trị website nói chung và các thẻ nói riêng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Hãy cùng tìm hiểu một số lợi ích tuyệt vời mà GTM mang lại đối với người làm trong ngành Marketing nhé!

Giải đáp: Google tag manager là gì?

Trước khi nghiên cứu về lợi ích của Google tag manager, chúng ta cần biết Google manager là gì? Hiện nay, để theo dõi hoạt động của website, các ứng dụng chạy trên website, chúng ta thường quan tâm tới thẻ tiếp thị kỹ thuật số, chúng còn được biết đến với thuật ngữ chuyên ngành là digital marketing tag. Hiện nay, người làm marketing có thể dễ dàng theo dõi tình trạng của thẻ tiếp thị kỹ thuật số nhờ hệ thống quản lý GTM.

Google tag manager là công cụ hỗ trợ cho người làm marketing online.
Google tag manager là công cụ hỗ trợ cho người làm marketing online.

Sự ra đời của GTM giúp việc quản lý dữ liệu trên website trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Một số công cụ hỗ trợ phân tích, tiếp thị được sử dụng có thể kể đến như Google Ads hoặc Google Analytics…

Nhiều bạn mới tìm hiểu về công cụ GTM sẽ thắc mắc: liệu Google tag manager và Google Analytics có thể thay thế cho nhau được hay không? Câu trả lời là không, về bản chất hai công cụ trên thực hiện những nhiệm vụ khác nhau.

Cụ thể, Google Analytics có trách nhiệm đo lường số liệu và đưa ra phân tích, trong khi đó GTM đảm nhiệm vai trò quản lý, theo dõi các thông số. Đặc biệt, hoạt động của Google Analytics phụ thuộc nhiều vào GTM, khi nào GTM cung cấp đầy đủ dữ liệu thì chúng mới có thể phân tích. Đó là lý do vì sao hai công cụ kể trên không thể thay thế cho nhau, chúng sẽ hoạt động bổ trợ lẫn nhau.

>> Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website tùy chỉnh và linh hoạt

Thành phần chính của Google tag manager

Tìm hiểu về công cụ quản lý thẻ Google tag manager, chúng ta nên nắm được các thành phần chính của công cụ này. Như vậy, khi sử dụng, bạn sẽ dễ dàng làm quen và tận dụng tối đa tính năng của công cụ trên.

Công cụ Google tag manager gồm 4 thành phần chính.
Công cụ Google tag manager gồm 4 thành phần chính.

4 thành phần chính của GTM đó là: Data layer, Tag, Trigger và Variables, mỗi thành phần lại mang đặc điểm và nhiệm vụ riêng biệt, góp phần vào hoạt động chung của công cụ GTM. Khi GTM hoạt động, các lớp dữ liệu (data layer) sẽ được lưu trữ lại và phục vụ hoạt động của các thành phần khác, ví dụ như tag, trigger hoặc variables…

Thẻ (tag) thường chứa các đoạn code, nhiệm vụ chính của thành phần này là thu thập dữ liệu và mang đi xử lý. Rất nhiều công cụ sẽ hỗ trợ xử lý dữ liệu mà thẻ thu thập được, trong đó Google Analytics hoặc Google Ads là hai công cụ được dùng phổ biến nhất.

>> Xem thêm: Lợi ích của dịch vụ viết content chuẩn SEO – Xây dựng hiệu quả tiếp thị trực tuyến.

Trình kích hoạt (Trigger) có nhiệm vụ chính là kích hoạt thẻ Fire Tag, thành phần này có thể thực hiện một số hành động như: Click, Page view hoặc Use Engagement….

Biến (Variables) là một thành phần không thể thiếu của công cụ Google tag manager, chúng phục vụ hoạt động của thẻ và trình kích hoạt. Nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ biết hai dạng biến thường dùng trong GTM là biến đã được xây dựng sẵn và biến định nghĩa theo người dùng.

Vậy công cụ GTM hoạt động dựa trên cơ chế nào? Hiểu đơn giản, trình kích hoạt sau khi đảm bảo các điều kiện cần thiết sẽ giúp thẻ được kích hoạt. Nhờ vậy, công cụ Google tag manager bắt đầu hoạt động, quản lý các thẻ tiếp thị kỹ thuật số.

>> Xem thêm: Rank Math – Plugin SEO mạnh mẽ cho WordPress

Tại sao người làm marketing online nên tham khảo và sử dụng Google tag manager?

Khi sử dụng GTM, chúng ta có thể chủ động trong việc quản lý thẻ, không phụ thuộc quá nhiều vào developer.
Khi sử dụng GTM, chúng ta có thể chủ động trong việc quản lý thẻ, không phụ thuộc quá nhiều vào developer.

Vậy công cụ GTM sở hữu những ưu điểm nào, tại sao người làm marketing online không thể bỏ qua công cụ này? Không thể phủ nhận rằng công cụ GTM sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, trong đó có thể kể đến Google tag manager hỗ trợ quản lý thẻ dễ dàng hơn, không cần quan tâm tới mã nguồn website.

Trên thực tế, nếu không sử dụng công cụ GTM, chúng ta phải quản lý rất nhiều thẻ và có liên quan tới mã nguồn website. Người làm marketing online khó có thể quản lý trực tiếp thẻ mà phải thông qua developer. Ngược lại, khi sử dụng công cụ GTM, bản thân người làm marketing online được phép thực hiện nhiều tác vụ hơn, không cần phải thông qua developer. Đồng thời, số lượng thẻ không nhiều giống như khi quản lý thủ công.

Có thể nói, nhờ sự ra đời của công cụ GTM, chúng ta có thể chủ động hơn trong việc quản lý thẻ, không phải phụ thuộc quá nhiều vào bộ phận IT, các công việc được xử lý nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Kiểm soát dữ liệu qua công cụ Google tag manager đơn giản hơn rất nhiều, đồng thời hiện tượng rò rì thông tin cũng được kiểm soát và giảm thiểu tối đa. Bên cạnh đó, bạn được phép sử dụng tính năng xem trước, đánh giá xem có lỗi định dạng hay không.

Nếu bạn đang có nhu cầu đo lường, theo dõi tình trạng chuyển đổi website thì nên tham khảo và sử dụng ngay công cụ GTM. Người dùng đánh giá cao khả năng hỗ trợ triển khai A/B testing của công cụ GTM.

Bạn dễ dàng đánh giá tình trạng chuyển đổi nhờ công cụ GTM.
Bạn dễ dàng đánh giá tình trạng chuyển đổi nhờ công cụ GTM.

Với những ưu điểm kể trên, người làm marketing online nên tham khảo và sử dụng Google tag manager để quản lý thẻ dễ dàng, thuận tiện hơn. Nếu biết cách sử dụng, chúng ta sẽ chủ động hơn không việc kiểm soát dữ liệu, không bị phụ thuộc vào bộ phận IT quá nhiều.

>> Xem thêm: Thuật toán – Cơ sở của sự hoạt động tìm kiếm trên web

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *