Thẻ meta description là gì? Bật mí cách viết Meta description lên top

Thẻ meta description là gì không còn là chủ đề mới nhưng xét về độ hot chưa từng giảm khi mà lĩnh vực content, SEO đang đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng với nhiều người vẫn còn khá mơ hồ về Meta description, đặc biệt là cách viết mang lại hiệu quả cao. Nếu bạn cũng là một trong số đó, vậy tại sao không cùng chúng tôi tìm hiểu và làm sáng tỏ ngay.

Giúp bạn hiểu đúng: Thẻ meta description là gì?

Mỗi một nghề nghiệp, hay lĩnh vực đến có những thuật ngữ riêng, trong content và SEO cũng không là ngoại lệ, vậy thẻ meta description là gì? Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, meta description là thẻ mô tả tóm tắt nội dung của trang web, danh mục, bài viết. Thông qua nội dung đó, người đọc sẽ hiểu rõ hơn về chủ đề của trang hoặc bài viết.

Cụ thể hơn, meta thể hiện thông tin, còn description là nghĩa mô tả. Thẻ meta chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc người đọc có click vào trang của bạn để tiếp tục tìm hiểu thông tin hay không. Chính vì điều này, mà khi tối ưu SEO, người ta thường rất quan tâm, đầu từ cho thẻ mô tả.

Thẻ meta description là gì bạn đã biết rõ chưa?
Thẻ meta description là gì bạn đã biết rõ chưa?

>> Xem thêm: Công ty thiết kế website tạo dấu ấn riêng cho thương hiệu của bạn

Bài viết có cần đến meta description hay không?

Trên thực tế một bài viết không nhất thiết phải có sự xuất hiện của meta description. Nhưng nếu bạn muốn Google đánh giá cao, nâng cao thứ hạng của bài viết thì không nên bỏ qua việc tối ưu thẻ meta. Thậm chí, với người viết content chuyên nghiệp họ còn rất chú trọng, điều chỉnh câu từ để tạo nên thẻ meta đắt giá nhất.

Thẻ meta description tại bài viết được tối ưu giúp cung cấp nội dung chính rõ ràng, dễ hiểu. Điều này góp phần tăng tính chuyên nghiệp, chỉnh chu, độ uy tín cho website. Với người dùng cũng sẽ có thiện cảm hơn khi truy cập tìm hiểu thông tin. Xa hơn, rất có thể những người truy cập bài viết ấy chính là khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, khi bài viết được chia sẻ trên facebook hoặc bất kỳ một mạng xã hội nào sẽ sử dụng thẻ meta làm mô tả xuất hiện. Trong trường hợp không có thẻ meta đoạn văn đầu tiên sẽ hiển thị. Nếu nội dung tại đoạn đầu không đủ thu hút, thật sự đặc sắc người dùng không dành thời gian truy cập là điều hiển nhiên. Do vậy, xét từ mọi góc độ, thẻ meta vẫn luôn thật sự cần thiết.

Dù không bắt buộc nhưng thẻ meta vẫn rất cần cho bài viết
Dù không bắt buộc nhưng thẻ meta vẫn rất cần cho bài viết

Tiết lộ cách viết meta description tối ưu nhất

Làm thế nào để có thể sở hữu thẻ meta description có thể phát huy hết vai trò và giá trị là bài toán chưa có lời giải với nhiều người. Vậy nên bạn còn chờ đợi điều gì mà không cập nhật ngay cách viết meta cực chất.

Viết meta description độc đáo và cuốn hút

Thay vì rập khuôn những mô típ đã có sẵn tại sao bạn không hướng đến sự độc đáo và cuốn hút. Và đây sẽ là một số gợi ý giúp bạn có được meta description hấp dẫn và cuốn hút.

  • Đừng cố nhồi nhét từ khóa với mục đích đưa bài viết lên top. Hãy nhớ rằng dù bài viết lên top nhưng nội dung không thực sự chất lượng cũng coi như thất bại.
  • Thẻ meta cần đảm bảo tính tự nhiên và phù hợp với ngữ cảnh của bài viết.
  • Nên để lời kêu gọi hành động mạnh mẽ tại thẻ meta thông qua một số cụm từ như dùng thủ miễn phí, cập nhật ngay, không bỏ lỡ,..

Ngoài ra, meta description của bài viết cần có sự khác biệt với thẻ meta của trang web. Trong trường hợp có sự trùng lặp sẽ gây nên những cản trở nhất định cho người dùng. Đừng quên mang tiếng nói, phong cách riêng của thương hiệu vào thẻ meta. Điều này sẽ giúp tạo nên sự khác biệt với những trang web có cùng chủ đề hoặc đối thủ cạnh tranh.

Hãy viết thẻ meta thật cuốn hút và độc đáo
Hãy viết thẻ meta thật cuốn hút và độc đáo

>> Xem thêm: Dịch vụ quản trị website giúp tăng cường tương tác và tạo dựng thương hiệu.

Meta description cần chứ từ khóa mục tiêu

Khi viết thẻ mô tả không nên nhồi nhét từ khóa chứ không phải bỏ qua việc đưa từ khóa mục tiêu vào. Chỉ cần sự góp mặt của từ khóa mục tiêu Google sẽ sử dụng chúng làm nổi bật lên trong kết quả tìm kiếm. Người đọc cũng dễ dàng phát hiện bài viết đang xoay quanh nội dung chính là gì.

Không copy thẻ meta

Sao chép meta không ảnh hưởng hoặc gây bất lợi gì cho bạn. Nhưng tốt nhất, mỗi một trang bài viết, danh mục, trang web cần có thẻ mô tả riêng biệt, vì:

  • Meta description là phần thông tin mô tả, nội dung chính của bài viết, trang web, hoặc danh mục. Thế nên một thông tin chính xác, đúng với chủ đề sẽ giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin hơn. Nhờ vậy mà lượng truy cập cũng sẽ tăng nhanh chóng theo thời gian.
  • Những trang web, bài viết có thẻ meta giống nhau sẽ dễ dàng gây nên hiểu lầm cho người trải nghiệm. Họ không chỉ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin mà Google cũng sẽ có những đánh giá không cao đối với trang web của bạn.
Đừng dại copy thẻ meta cho bài viết
Đừng dại copy thẻ meta cho bài viết

>> Xem thêm: Google Analytics – Công cụ phân tích và theo dõi website từ Google

Độ dài mô tả cần được tối ưu

Meta description bao nhiêu ký tự là chuẩn? Trước kia, thẻ meta có độ dài từ 135 – 160 ký tự là đảm bảo. Trong những năm gần đây, thẻ meta có thể dài đến 320 ký tự. Nhưng bạn cần lưu ý, Google sẽ định vị độ dài theo đơn vị pixel thay cho số lượng. Và con số lý tưởng là ít hơn 918 pixel. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao, đôi khi bạn không cần phải cố gắng viết dài thẻ mô tả.

Không sử dụng các ký tự đặc biệt khi viết thẻ meta

Khi viết thẻ meta description, bạn cần chú ý không sử dụng các ký tự đặc biệt. Bởi Google cắt bớt những nội dung có ký tự đặc biệt sẽ gây những bất lợi nhất định cho bài viết. Còn nếu bạn muốn tạo ra sự khác biệt cho thẻ mô tả vẫn nên đầu tư về mặt nội dung.

Viết thẻ meta không sử dụng các ký tự đặc biệt
Viết thẻ meta không sử dụng các ký tự đặc biệt

Đảm bảo tính thống nhất của meta với chủ đề

Meta cần hướng đến nội dung chính của bài viết, trang web hoặc danh mục. Tránh trường hợp meta một kiểu nội dung một đằng. Bạn có biết, Google sẽ kiểm soát rất kỹ những bài viết có thẻ meta. Trong trường hợp, nội dung phần mô tả không sát với chủ đề sẽ trích dẫn một đoạn trong bài viết sẽ dẫn đến những bất lợi không nhỏ khi đoạn trích dẫn ấy không được đầu tư.

Sử dụng định dạng tối ưu

Trên thực tế, thẻ mô tả không phải là yếu tố liên quan đến xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Nhưng nó sẽ tác động đến việc người dùng có truy cập bài viết hay không và Google cũng sẽ có những đánh giá cao hơn đối với trang web. Do đó, bạn nên ưu tiên sử dụng định dạng tối ưu – định dạng bảng HTML.

Sử dụng một số công cụ để kiểm tra tính tối ưu của thẻ mô tả

Cuối cùng, một trong những cách viết thẻ mô tả hiệu quả chính là việc sử dụng công cụ để kiểm tra tính tối ưu. Bạn sẽ không phải lo lắng về số lượng ký tự dài hay ngắn. Điều đáng nói, đại đa số các công cụ này hoàn toàn miễn phí, dễ dàng sử dụng.

>> Xem thêm: Google Webmaster Tool – Công cụ hỗ trợ quản lý và tối ưu hóa trang web

Lời kết

Qua thông tin bài viết cung cấp, chắc hẳn bạn đã nắm rõ thẻ meta description là gì, nắm giữ vai trò gì, cũng như cách viết mô tả hiệu quả, hấp dẫn. Vậy bạn còn chờ đợi điều gì, hãy bắt tay ngay vào việc sáng tạo thẻ meta cho trang web, danh mục hoặc bài viết theo hướng dẫn trên. Chúng tôi tin bạn sẽ sở hữu ngay một thẻ mô tả đắt giá mà không mất nhiều thời gian.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *