Web hosting được biết đến là thành phần vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng, vận hành và phát triển website. Nhưng với một số người hosting là gì lại còn khá lạ lẫm và mơ hồ. Nếu bạn có cùng sự tò mò về chủ đề siêu hot này, cùng chúng tôi tìm hiểu và làm rõ ngay.
Giải mã chính xác hosting là gì?
Chắc hẳn với những người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vận hành và quản lý web khái niệm hosting đã trở nên quá quen thuộc. Nhưng để hiểu sâu và hiểu rõ không phải ai cũng làm được, vậy hosting là gì? Trên thực tế, web hosting hay hosting là thuật ngữ chỉ không gian lưu trữ dữ liệu được chia nhỏ từ các máy chủ. Chúng giúp bạn xuất bản website, app trên internet hoặc đăng tải dữ liệu.
Trong trường hợp đăng ký dịch vụ hosting đồng nghĩa bạn đang thuê một chỗ đặt các file, dữ liệu cần thiết lên trên server để trang web có thể hoạt động liên tục. Nhằm đảm bảo tính ổn định, bảo mật tối đa máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ sẽ có IP và đường truyền riêng và cấu hình mạnh. Và đương nhiên, máy chủ sẽ hoạt động 24/7 để quá trình vận hành trang web không bị gián đoạn.
>> Xem thêm: Website giá rẻ, tối ưu hóa tốc độ tải trang
Điểm danh ngay các loại hosting phổ biến?
Trên thực tế, nhiều người không chỉ quan tâm hosting là gì mà còn tò mò về các loại hosting. Khi mà ở thời điểm hiện tại các nhà cung cấp đưa ra nhiều hosting khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng và mỗi một loại sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Nhưng xét về góc độ phổ biến nhất chúng ta sẽ có 5 loại web hosting, bao gồm: Shared hosting; Shared hosting; VPS hosting; Cloud hosting; WordPress hosting. Cụ thể:
Shared hosting
Shared hosting được biết đến là dịch vụ hosting được chia cho nhiều website khác nhau. Ở hosting này sever vật lý sẽ đảm nhiệm vai trò chứa đựng source code, web platform, database, và hệ điều hành của trang web. Hay có thể hiểu, chúng sẽ chia nhỏ toàn bộ tài nguyên trên server vật lý. Hình thức giúp người dùng tiết kiệm chi phí nhất nhưng hiệu năng hệ thống lại không có gì nổi bật so với những loại còn lại.
Ở shared hosting bạn sẽ không phải đau đầu, lo lắng đến vấn đề quản trị. Người dùng chỉ cần đưa dữ liệu website lên sử dụng các thông số cấu hình tương đương với mức kinh phí mà mình bỏ ra. Trong quá trình sử dụng, bạn không thể chắc chắn rằng tài nguyên chưa sử dụng có bị những website khác chiếm dụng hay không. Vậy nên, những người sử dụng shared hosting là cho landing page hoặc trang web quảng bá hình ảnh mới đơn thuần.
Dedicated hosting
Web hosting dedicated bạn sẽ được sở hữu riêng một máy chủ vật lý và nắm bắt được nơi đặt hosting của mình. Đồng thời doanh nghiệp toàn quyền sử dụng máy chủ từ cấu hình, cơ sở dữ liệu, cài đặt hệ điều hành hay tối ưu hiệu năng hệ thống,…. Có thể khẳng định rằng, dedicated hosting mang đến nhiều lợi ích, nhưng sẽ tiêu tốn một nguồn kinh phí lớn.
- Người dùng được toàn quyền kiểm soát cấu hình server
- Không phải chia sẻ tài nguyên trên server với bất kỳ ai.
- Người dùng dedicated hosting có quyền truy cập root.
- Tính bảo mật cực cao, không lo lắng bi hack.
VPS hosting
Hosting là gì, chúng có nhiều loại khác nhau và VPS là một trong số đó. VPS hosting được biết đến là sự kết hợp hoàn hảo của share hosting và dedicated hosting. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, sẽ có một server vật lý cài đặt ứng dụng ảo để tạo ra nhiều server ảo. Từ đó, khi sử dụng hosting này người dùng cũng được toàn quyền quản lý hệ thống với mức chi phí hợp lý nhất. Bên cạnh đó, hosting này còn nắm giữ nhiều điểm nổi bật như:
- Cung cấp đến người dùng tài nguyên server riêng
- Không gây ảnh hưởng tới hiệu suất khi truy cập lớn từ những trang web khác.
- Dễ dàng nâng cấp.
- Về khả năng tùy biến được đánh giá cao.
>> Xem thêm: Dịch vụ quản trị website tùy chỉnh – Đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mong muốn của doanh nghiệp.
Cloud hosting
Cloud hosting là được biết đến là dịch vụ hosting được vận hành thông qua nền tảng điện toán đám mây (cloud computing). Tại hình thức này, website sẽ được đặt lên một vùng đám mây. Nếu bạn để ý, chúng sẽ có sự khác biệt hoàn toàn với hosting truyền thống nhờ việc cho phép gộp tài nguyên của nhiều server vật lý với công nghệ ảo hóa.
Với cloud hosting tài nguyên sử dụng cho trang web là vô hạn. Nổi bật, lượng tài nguyên có thể tùy chỉnh linh hoạt thông qua những lần nhấp chuột, sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ. Ngoài ra Cloud hosting còn sở hữu nhiều ưu điểm khác:
- Ở hosting này gần như không có downtime
- Khi server hỏng không gây ảnh hưởng đến website của bạn.
- Tài nguyên sẽ được phân phối tùy thuộc vào nhu cầu.
- Chi phí sẽ phụ thuộc quá trình sử dụng hay nói cách khác bạn dùng gì sẽ chi trả đó.
- Khả năng mở rộng tốt hơn VPS.
WordPress hosting
Đây là hosting được tối ưu sử dụng riêng cho những trang web chạy trên nền tảng WordPress. Người dùng chỉ cần đăng ký là có thể bắt tay vào việc xây dựng hệ thống website. Bạn có thể đặt nền tảng WordPress lên host thông qua một trong bốn loại hình trên. Nhưng xem xét tổng quát thì WordPress xây dựng cloud hosting vẫn là tối ưu nhất. Khi mà theme hay plugin cũng luôn được cập nhật. Kèm theo đó chúng ta có thể kế đến nhiều ưu điểm khác:
- Với người mới sẽ dễ dàng sử dụng.
- Cài WordPress chỉ thông qua một click chuột.
- Xét về hiệu năng cho WordPress không có gì để chê.
- Giá thành WordPress hosting thấp, giúp tiết kiệm chi phí.
>> Xem thêm: VPS – Máy chủ ảo và lợi ích của việc sử dụng VPS
Những yếu tố để chọn hosting phù hợp
Nếu bạn đã nắm được hosting là gì thì lúc này cần biết đến các thông số và yếu tố để chọn hosting tối ưu nhất. Cụ thể:
Độ tin cậy
Dù sử dụng hosting trả phí, hosting miễn phí bạn cũng cần quan tâm đến độ tin cậy hay thời gian hoạt động của chúng. Khi mà trên thực tế có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ hosting không đảm bảo về mặt thời gian hoạt động. Cụ thể, trong quá trình vận hành gắp rắc rối, tính ổn định, xuyên suốt không được đảm bảo. Do đó, khi đưa ra quyết định chọn máy chủ bạn cần kiểm tra lịch sử hoạt động.
Băng thông của hosting
Trong trường hợp trang web có đăng tải video, âm thanh thường xuyên nên chọn gói hosting có băng thông lớn. Với một băng thông lớn, phù hợp giúp bạn không phải đối mặt với tình trạng tải chậm. Từ đó, hãy lên kế hoạch cụ thể, chi tiết ngay từ khi có ý định xây dựng mục tiêu hoạt động của trang web.
Bảng điều khiển
Bảng điều khiển đóng vai trò rất quan trọng, chúng đảm nhiệm vai trò cho phép bạn tự quản lý các vấn đề của trang web. Thế nên nên hãy chắc chắn rằng, gói hosting sẽ sử dụng cho phép người dùng thực hiện các thao tác bảo trì thay vì trông chờ vào sự hỗ trợ từ kỹ thuật viên.
Lưu trữ nhiều tên miền
Không phải bàn cãi quá nhiều, ngày nay việc sở hữu nhiều tên miền cùng lúc là điều đương nhiên. Vậy nên trong trường hợp này bạn sẽ cần chứa thêm các tiên miền để có thể dung lượng lưu trữ. Đồng thời, để đơn giản hóa quy trình lưu trữ và có thể lưu trữ nhiều trên miền thông qua một tài khoản có thể mất phí hãy xem xét trước cách tính phí.
Có cần thiết phải mua hosting không hay sử dụng miễn phí?
Hosting là gì, để trả lời rõ hơn bạn hãy hình dung, nếu không có hosting thì trang web đang vận hành chỉ hoạt động trên máy tính của bạn mà thôi. Hay nói cách khác, chỉ có duy nhất mình bạn thấy được các bài đăng, nội dung còn những người khác sẽ không thể thấy. Và dẫn đến sự tồn tại vô nghĩa của website vì chúng không mang đến bất kỳ một lợi ích nào. Kèm theo đó, hosting trả phí còn nắm giữ nhiều ưu điểm như:
- Người dùng hoàn toàn có thể tự do đặt tên miền của mình.
- Nắm bắt và kiểm soát được toàn bộ quảng cáo và các thông tin.
- Hosting trả phí có ưu điểm tính ổn định cao, băng thông mạnh, dung lượng đĩa lớn.
- Tính bảo mật cao, người dùng không phải lo lắng đến tình trạng hack hoặc đánh sập.T
Nhưng để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc sử dụng hosting free cho trang web. Khi mà trên internet cung cấp số lượng hosting miễn phí rất đa dạng, có những sản phẩm được người dùng đánh giá rất cao về tính hiệu quả. Nhưng để so sánh toàn diện, chắc mua hosting sẽ có nhiều lợi ích hơn. Khi mà hosting miễn phí sẽ phải đối mặt với một số vấn đề:
- Free hosting có thể sẽ gặp phải vấn đề về bảo mật, bị hack mà không thể lấy lại.
- Cấu hình thấp nên tốc độ tải trang chậm và hay gặp lỗi.
- Để khắc phục lỗi bạn sẽ cần nâng cấp. Và việc nâng cấp sẽ mất phí gần tương đương với việc mua hosting.
- Bạn cũng không thể tự kiểm soát đến các vấn đề quảng cáo.
>> Xem thêm: Google Suggest – Gợi ý từ khóa trong ô tìm kiếm của Google
Nên đăng ký hosting Việt Nam hay nước ngoài
Tại các diễn đàn không chỉ câu hỏi hosting là gì nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng. Thêm vào đó, chủ đề nên đăng ký hosting nước ngoài hay Việt Nam cũng được chú ý không kém. Vậy đâu sẽ là sự lựa chọn sáng suốt nhất cho những người xây dựng, vận hành trang web? Nếu bạn để ý hosting Việt Nam và nước ngoài đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để đưa ra đáp án chính xác, chúng ta cần làm rõ những ưu nhược điểm này.
Ưu nhược điểm đăng ký hosting Việt Nam
Đối với những người đang sử dụng hosting trong nước sẽ dễ dàng nhận thấy bằng thông lớn, khoảng cách địa lý gần nên đường truyền tốt. Cùng nhiều ưu điểm như:
- Có sự tương đồng về mặt ngôn ngữ, người dùng cũng dễ dàng tiếp cận thông tin hơn.
- Thao tác cần thực hiện trong quá trình sử dụng được đánh giá là đơn giản.
- Người dùng sẽ được hỗ trợ, xử lý nhanh nếu có sự cố xảy ra.
- Gói hosting đa dạng mang đến nhiều sự lựa chọn phù hợp.
Hạn chế, người dùng có thể gặp phải tình trạng trao đổi thông tin quốc tế không tốt nếu có sự cố về cáp quang. Nhưng khi để ý, sự cố cáp quang không phải thường xuyên xảy ra và nhanh chóng được khắc phục. Nên với nhiều người dùng, thì hosting Việt Nam vẫn là sự lựa chọn tối ưu.
Ưu nhược điểm đăng ký hosting nước ngoài
Khi sử dụng hosting người dùng đều mong muốn nhận về nhiều lợi ích nhất. Bởi vậy bên cạnh sự quan tâm hosting là gì, chủ đề nên đăng ký hosting nước ngoài hay không được nhiều người chú ý là điều dễ hiểu. Vậy xét về tiêu chí ưu điểm, hosting nước ngoài nắm giữ những thế mạnh nào so với hosting của Việt Nam.
- Chất lượng hosting không làm người dùng phải thất vọng, được đánh giá cao.
- Dịch vụ cung cấp chuyên nghiệp mang đến sự hài lòng tuyệt đối.
- Hosting nước ngoài có nhiều ưu đãi cho khách hàng hoặc nhà phân phối.
Tuy nhiên, xét về hạn chế thì hosting nước ngoài lại có nhiều điểm hơn. Cụ thể: Khoảng cách địa lý xa, ngôn ngữ bất đồng sẽ gặp khó khăn về mặt hỗ trợ, quy trình thanh toán không đơn giản, có thể bị vi phạm hợp đồng bất kỳ lúc nào. Từ những mặt hạn chế trên, trong quá trình sử dụng bạn có thể phải đối mặt với không ít rắc rối về sau. Do đó, khi có ý định sử dụng hosting nước ngoài bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng để tránh những phiền phức về sau.
Lời kết
Hosting là gì, chúng bao gồm những loại nào,…. chúng ta đã tìm được lời giải đáp chính xác thông qua bài viết. Trong quá trình vậy hành trang web, người dùng chú ý lựa chọn hosting phù hợp với nhu cầu. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu mức chi phí phải bỏ ra cũng như phát huy tối đa được vai trò của hosting.