Để thực hiện chiến một chiến dịch SEO thành công đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật. Trong quá trình vận hành, website có thể gặp phải những vấn đề làm ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Chính vì thế các SEOer phải thường xuyên Audit SEO để kiểm tra, đánh giá tình trạng của website. Vậy Audit SEO là gì? Quy trình SEO Audit như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về quá trình này.
1. Tìm hiểu về Audit SEO
SEO Audit hay website audit là việc mà bất cứ người làm SEO nào cũng phải thực hiện. Điều này cũng giống như bạn “khám bệnh” cho website vậy. Mục đích của việc này là tìm ra những vấn đề khiến cho website lẹt đẹt mãi không lên top Google để có biện pháp khắc phục phù hợp.
1.1.Vậy, Audit SEO là gì?
Audit SEO là quá trình đánh giá lại việc tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm. Việc kiểm tra, đánh giá dựa trên các tiêu chí như các vấn đề về kỹ thuật SEO, cấu trúc tổng thể của website, độ thân thiện của website, khả năng tiếp cận người dùng, các vấn đề về SEO Onpage, SEO Offpage,…Nhờ vậy, người làm SEO sẽ biết được website đã tối ưu chưa. Đồng thời thấy được các các lỗi kỹ thuật đang gặp phải trong quá trình SEO web. Từ đó có biện pháp khắc phục để nâng cao thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm.
Mỗi website giống như một cố máy. Cỗ máy này cần được bảo dưỡng định tổng quát và định kỳ để vận hành tốt nhất. Vì thế website audit cần được thực hiện một cách thường xuyên và chuyên nghiệp để quá trình SEO web đạt kết quả tốt nhất.
>> Xem thêm: Tối ưu hóa website và tăng cường hiệu suất với dịch vụ seo
1.2.Tại sao cần phải SEO Audit website thường xuyên?
Nếu không thường xuyên Audit SEO thì website có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Điều này làm giảm hiệu suất làm việc, giảm lượng traffic. Từ đó ảnh hưởng đến thứ hạng trên Google và khiến tỷ lệ chuyển đổi thấp. Bởi vậy SEO audit là việc không thể thiếu khi tối ưu website lên top. Việc Audit website khoa học, hợp lý, đúng quy trình sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhà quản trị và các marketer.
Audit SEO thường xuyên sẽ giúp nhà quản trị đánh giá được kết quả làm việc của đội ngũ Digital Marketing. Đồng thời theo dõi được lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, chi phí,…trong quá trình SEO. Đây là cơ sở để nhà quản trị thiết lập KPI cho đội ngũ Digital Marketing và xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh tiếp theo.
Với các Marketer, Audit SEO vô cùng quan trọng. Việc này giúp họ theo dõi được thời gian và kinh phí thực tế của chiến dịch quảng cáo. Nắm được các chỉ số hoạt động Digital thông qua báo cáo cũng giúp Marketer có sự điều chỉnh và đánh giá phù hợp. Thêm vào đó giúp họ kiểm tra lại cách cài đặt công cụ Analytics để đảm bảo thu thập được dữ liệu đáng tin cậy. Nhà Marketer cũng có cái nhìn chính xác nhất về chân dung khách hàng mục tiêu cần hướng tới.
Audit SEO giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về quá trình tối ưu website lên top. Quy trình Audit SEO khoa học sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí và thời gian mà vẫn mang lại hiệu quả tốt.
2. 3 thời điểm nhất định phải thực hiện SEO Audit
Audit SEO hay website audit cần thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên 3 thời điểm dưới đây bạn nhất định phải tập trung đẩy mạnh SEO Audit:
Thời điểm bắt đầu một dự án mới: Khi bắt đầu nhận SEO cho một dự án mới. Bạn cần đánh giá thực trạng hiện tại của website. Điều đó giúp bạn vạch ra được kế hoạch, chiến lược tối ưu tiếp theo. Đồng thời làm cơ sở để đánh giá hiệu quả sau khi tiến hành tối ưu.
Thời điểm đầu mỗi quý: Để kịp thời phát hiện ra các lỗi gây ảnh hưởng đến thứ hạng website thì Audit SEO cần được thực hiện định kỳ vào đầu mỗi quý. Việc này giúp bạn đánh giá được hiệu suất SEO trong 3 tháng. Đây cũng là thời gian lý tưởng để bạn đánh giá được nội dung của trang web có tối ưu với các thuật toán của Google hay không.
Khi website có những thay đổi bất thường: Nếu bạn thấy lượng truy cập vào website giảm đột ngột, tỷ lệ chuyển đổi cũng thấp chưa từng có thì đây là những dấu hiệu bất thường. Lúc này bạn cần tiến hành SEO Audit để đánh giá lại toàn bộ quá trình tối ưu web và khắc phục tình trạng này.
>> Xem thêm: Các phương pháp và kỹ thuật nâng cao thứ hạng website qua khóa học chuẩn SEO.
3. Audit SEO cần phải làm những gì?
Có khá nhiều công việc bạn cần phải tiến hành khi Audit SEO. Dưới đây là những công việc bạn cần tập trung đẩy mạnh khi website audit:
3.1.Audit Technical SEO
Phân tích kỹ thuật là việc quan trọng để đảm bảo trang web vẫn hoạt động ổn. Để Audit Technical SEO, bạn cần phân tích:
3.1.1. Khả năng tiếp cận của website
Bạn cần biết công cụ tìm kiếm và người dùng có tiếp cận được với website của bạn không. Bởi lẽ điều này ảnh hưởng rất lớn đến lưu lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi. Nếu khách hàng không thể tiếp cận website thì dù nội dung có chất lượng đến đâu cũng vô nghĩa. Do đó bạn cần đánh giá và khắc phục để tăng khả năng tiếp cận bằng cách:
- Kiểm tra file robots.txt xem có thiết lập hạn chế quyền truy cập không và thay đổi lại.
- Tối ưu bản đồ chỉ dẫn Sitemap.xml và khai báo lên Google Search Console.
- Kiểm tra cấu trúc tổng thể của website để đảm bảo khách hàng chuyển từ trang chủ đến các trang con nhanh chóng, dễ dàng. Bạn cần tối ưu số lần nhấp chuột, chú ý đến chuyển hướng trang web và tạo chỉ dẫn chuyển hướng để giúp Google Bot dễ dàng tiếp cận nội dung.
- Cải thiện tốc độ website để người dùng không khó chịu và rời khỏi trang web
- Thiết kế website với giao diện thân thiện, hấp dẫn, dễ sử dụng. Đồng thời cập nhật thông tin nhanh, hữu ích cho người dùng.
- Cải thiện website thân thiện với thiết bị di động để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng khi truy cập vào website.
3.1.2. Khả năng index
Liên quan đến yếu tố kỹ thuật thì mức độ index (lập chỉ mục) cũng là vấn đề bạn cần rà soát khi Audit SEO. Khả năng Index quyết định website của bạn có được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của người dùng không. Nếu nội dung của trang web không hiện lên trong danh sách kết quả này thì index đang có vấn đề. Lúc này bạn cần xem xét trang web có bị Google phạt không. Hoặc nội dung trang web có sơ sài, trùng lặp hoặc dính lỗi Spam không. Tùy từng lỗi, bạn cần có biện pháp khắc phục phù hợp.
>> Xem thêm: Bảo mật và bảo trì website một cách đáng tin cậy với gói quản trị web trọn gói
3.2.Audit Onpage SEO
Để Audit Onpage SEO, bạn cần kiểm tra, đánh giá từng trang. Phân tích Onpage, cần tập trung vào các vấn đề chính như sau:
3.2.1. Kiểm tra nội dung chung trong toàn bộ website
Bạn hãy đảm bảo các bài viết trong website cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng. Nội dung cần có sự liên quan đến lĩnh vực chính của website.
Bên cạnh đó bạn không nên viết hai hoặc nhiều bài viết có nội dung trùng lặp hoặc viết nhiều bài cho cùng một từ khóa. Bởi lẽ điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình index của Google. Ngoài ra còn khiến bot Google không thể nhận biết được bạn đang muốn SEO cho bài nào lên top. Vì thế sẽ gây ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web. Bạn cần khắc phục lại vấn đề này.
3.2.2. Kiểm tra chi tiết trong từng trang
Khi Audit SEO bạn cần quan tâm đến cấu trúc và nội dung bài trong mỗi trang web. Nội dung chất lượng giúp gia tăng lượng traffic và là yếu tố thúc đẩy website lên top. Bên cạnh đó cấu trúc, cách trình bày trong mỗi bài viết cũng rất quan trọng. Cụ thể, trong từng trang, bạn cần tối ưu các yếu tố sau:
- URL: URL cần ngắn gọn, miêu tả được nội dung bài viết và phải có chứa từ khóa. URL cần viết không dấu và được ngăn cách bởi dấu gạch ngang. Chẳng hạn “dich-vu-seo-gia-re”.
- Nội dung: Nội dung cần có độ dài ít nhất là 500 từ. Đặc biệt nội dung phải unique và cấp thông tin hữu ích. Nội dung cần chứa từ khóa, rõ ràng, mạch lạc.
- Meta: Meta cần được viết xúc tích, ngắn gọn, bao quát nội dung bài viết. Thêm vào đó, nội dung cần chứa từ khóa, hấp dẫn người đọc để thu hút traffic.
- Hình ảnh: Hình ảnh cần được tối ưu với dung lượng dưới 100kb để tăng tốc độ load web. Hình ảnh đẹp mắt cũng giúp thu hút người dùng và ảnh hưởng đến hiệu quả SEO.
- Backlink: Bạn nên tạo các link nội bộ để điều hướng đến các bài viết liên quan trong website. Bên cạnh đó đi backlink từ các website uy tín khác giúp tăng độ tin cậy cho bài viết và giúp tăng traffic. Tuy nhiên, cần nhớ: những backlink kém chất lượng có thể ảnh hưởng đến chất lượng website của bạn.
>> Xem thêm: Vai trò và nhiệm vụ của SEO Specialist trong chiến dịch tiếp thị trực tuyến
3.3.Audit Offpage SEO
Đây cũng là việc không thể bỏ qua khi Audit SEO. Audit Offpage sẽ giúp bạn xác định được số lượng truy cập, nguồn truy cập,…Theo đó khi website audit ở khía cạnh Offpage, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:
3.3.1. Độ tin cậy của website
Bạn cần đảm bảo website của mình có độ tin cậy để Google tin tưởng và xếp thứ hạng cao. Vì thế hãy tuân thủ các nguyên tắc mà công cụ tìm kiếm này đặt tra. Đồng thời không tối ưu SEO tiêu cực. Tức là không nên sử dụng các kỹ thuật như Spam backlink bằng tool, không đi link từ các trang web xấu,…
3.3.2. Độ thân thiện của website
Độ thân thiện là yếu tố rất quan trọng để website của bạn tạo ấn tượng tốt với người đọc và các blogger. Theo đó, bạn cần đánh giá lại độ thân thiện của website. Các bài viết trong website cần có nội dung thân thiện, hấp dẫn với tất cả người dùng. Điều này sẽ thu hút traffic, nâng cao thời lượng truy cập và giảm tỷ lệ người dùng rời khỏi trang web nhanh chóng. Đồng thời gia tăng lượt Share và có nhiều liên kết dẫn đến trang web.
Nếu website của bạn có nhiều link dẫn nhưng tương tác giảm hoặc không tăng thì có thể website đang gặp vấn đề. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và cải thiện lại.
>> Xem thêm: Technical SEO – Các yếu tố kỹ thuật quan trọng trong SEO
3.4.Phân tích đối thủ và phân tích từ khóa
Ngoài các công việc ở trên, khi Audit SEO, các SEOer cũng cần phải phân tích đối thủ và phân tích từ khóa. Hai việc này có tự gắn kết với nhau. Phân tích từ khóa cũng chính là cách bạn đi phân tích đối thủ.
Khi phân tích từ khóa, bạn cần quan tâm đến độ khó của từ khóa và lưu lượng truy cập. Từ khóa có độ khó cao thường có lưu lượng truy cập lớn và rất khó SEO lên top và ngược lại. Bạn cần xác định rõ điều này để lựa chọn những từ khóa có độ khó và lượng truy cập ở mức độ vừa phải hoặc hơn trung bình một chút.
Bạn có thể sử dụng một số công cụ giúp phân tích, tối ưu từ khóa như Ahrefs, Google Keyword Planner.
4. Kết quả sau khi thực hiện Audit SEO
Tùy thuộc quy mô website lớn hay nhỏ mà quá trình website audit có thể diễn ra từ 2-6 tuần. Trong suốt quá trình này bạn cần thực hiện các công việc để kiểm tra, phân tích các vấn đề ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên Google như đã hướng dẫn ở trên.
Nếu phát hiện thấy bất cứ lỗi nào, bạn cần khắc phục ngay lập tức. Sau đó mới rà soát đến các vấn đề khác. Kết thúc quá trình này, bạn cần lập báo cáo để tổng kết lại những lỗi đã phát hiện. Từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để khắc phục và cải thiện website trong tương lai.
Sau khi Audit SEO hoàn thiện thì các vấn đề trên website đã được tối ưu. Như vậy website sẽ tăng khả năng tiếp cận và hiển thị với người dùng. Điều này giúp cho web có được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
5. Một số công cụ hỗ trợ SEO Audit
Để việc audit SEO nhanh chóng và dễ dàng hơn, bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ. Một số công cụ hỗ trợ rất tốt cho SEOer có thể kể đến như : Google Analytics, Google Search Console, Ahrefs, Copyscape,…Ngoài ra cũng có nhiều công cụ khác nữa, bạn có thể tìm hiểu thêm để lựa chọn được công cụ phù hợp với mình giúp cho quá trình website audit được thuận lợi, suôn sẻ.
Lời kết
Bạn đã thấy audit SEO là rất quan trọng trong quá trình tối ưu website trên Google. Vì thế, bạn cần thực hiện một cách logic, toàn diện, đúng thời điểm để đạt không lãng phí công sức, thời gian. Ngoài ra bạn cần căn cứ vào quy mô, lĩnh vực của website để áp dụng quy trình SEO audit phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.