Funnel Marketing là gì? Chiến lược trong từng giai đoạn cho phễu Marketing

Funnel Marketing là thuật ngữ quen thuộc với những người làm trong lĩnh vực Marketing. Đây là công cụ giúp doanh nghiệp hình dung ra hành trình từ khi khách hàng bắt đầu tìm hiểu về thương hiệu cho đến khi chuyển đổi. Vậy Funnel Marketing là gì? Có những giai đoạn cụ thể nào trong phễu marketing? Chiến lược cho từng giai đoạn ra sao? Làm sao để xây dựng phễu marketing hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

Funnel Marketing là gì?

Funnel là gì? Funnel Marketing là gì? là những vấn đề được những người mới bước vào nghề marketing rất quan tâm.

Funnel Marketing được hiểu là phễu marketing. Đây là mô hình cụ thể hóa hành trình của khách hàng khi đến với sản phẩm, dịch vụ của một thương hiệu. Phễu marketing này sẽ thể hiện tất cả các giai đoạn khách hàng đến với thương hiệu từ giai đoạn tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu cho đến mua hàng, ủng hộ. Người tiêu dùng chính là trung tâm trong phễu marketing này.

Phân tích được phễu marketing, doanh nghiệp sẽ vạch ra được chiến lược trong từng giai đoạn cụ thể để gây ảnh hưởng tích cực đến khách hàng. Từ đó góp phần tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh số bán hàng.

Funnel Marketing là phễu marketing cụ thể hành trình khách hàng đến với doanh nghiệp
Funnel Marketing là phễu marketing cụ thể hành trình khách hàng đến với doanh nghiệp

>> Xem thêm: Những xu hướng thiết kế web đáng chú ý trong năm nay

Các giai đoạn chính trong phễu marketing và chiến lược phù hợp

Mô hình Funnel Marketing được hiện thực hóa qua nhiều giai đoạn. Dưới đây là các giai đoạn chính trong hành trình khách hàng:

Giai đoạn 1: Nhận thức

Trong tiếng Anh, giai đoạn này được gọi là Awareness Stage. Ở giai đoạn này khách hàng nhận ra rằng họ đang gặp vấn đề và cần phải giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên khách hàng không biết giải quyết vấn đề như thế nào. Họ có rất nhiều câu hỏi và mong muốn được cung cấp những thông tin hữu ích để trả lời cho những câu hỏi này.

Vì thế để tăng tỷ lệ chuyển đổi, bạn cần tìm hiểu để biết được khách hàng mục tiêu là ai để có chiến lược marketing đến đúng đối tượng khách hàng đó. Khách hàng tiềm năng chính là những đối tượng quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Họ có chung một số đặc điểm về hành vi, nhân khẩu học, học vấn,…Khi đã hiểu về nhóm khách hàng mục tiêu và vấn đề, nhu cầu của họ, bạn mới vạch ra được chiến lược nội dung phù hợp để truyền tải thông điệp marketing đến với khách hàng. Từ đó dẫn họ đến các giai đoạn tiếp theo trong mô hình Funnel Marketing.

Trong giai đoạn nhận thức, doanh nghiệp cần có chiến lược để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận diện thương hiệu. Có nhiều cách để thu hút khách hàng tiềm năng như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để thu hút khách hàng từ nguồn organic. Hoặc bạn có thể thu hút khách hàng từ chiến dịch quảng cáo PPC trả tiền cho mỗi lượt click chuột. Bạn có thể đặt quảng cáo trên Google, Bing,…

Cả chiến lược SEO và quảng cáo PPC đều giúp doanh nghiệp của bạn tìm được những khách hàng tiềm năng chất lượng.

Giai đoạn nhận thức cần có chiến lược để tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng
Giai đoạn nhận thức cần có chiến lược để tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng

Giai đoạn 2: Cân nhắc

Giai đoạn này còn gọi là Consideration Stage. Bước vào giai đoạn này, khách hàng tiềm năng đã biết giải pháp để giải quyết vấn đề của mình như thế nào. Tuy nhiên họ vẫn muốn tìm hiểu thêm và cân nhắc về giải pháp doanh cung cấp. Khách hàng sẽ có sự xem xét, so sánh kỹ lưỡng giữa sản phẩm của doanh nghiệp bạn với các thương hiệu khác. Từ đó mới cân nhắc để đưa ra quyết định mua hàng.

Như vậy ở trong giai đoạn cân nhắc, khách hàng đang để ý tới sản phẩm dịch vụ của thương hiệu bạn. Chính vì thế chiến lược trong giai đoạn này của Funnel Marketing là cần mang đến cho khách hàng những nội dung, thông tin về sản phẩm. Nội dung cần phải thuyết phục được khách hàng để họ thấy ưu điểm, lợi ích khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn mà không phải là của các đối thủ khác.

Giai đoạn này, doanh nghiệp cần chú trọng tiếp thị nội dung. Tức là cần xây dựng content chất lượng cung cấp thông tin có giá trị để lôi kéo khách hàng. Từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Giai đoạn cân nhắc cần chú trọng content marketing để cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng
Giai đoạn cân nhắc cần chú trọng content marketing để cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng

>> Xem thêm: Dịch vụ content SEO định vị thương hiệu – Xây dựng hình ảnh và giá trị cho doanh nghiệp.

Giai đoạn 3: Đưa ra quyết định

Decision Stage là giai đoạn cuối trong mô hình Funnel Marketing. Ở giai đoạn này khách hàng đã biết rõ vấn đề mình đang gặp phải và giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Họ đã sẵn sàng chi tiền để sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Có thể khách hàng đang cân nhắc sản phẩm của bạn và của đối thủ.

Khách hàng đang có vô vàn lựa chọn khác nhau. Bởi vậy, để thuyết phục khách hàng, doanh nghiệp cần có chiến lược để làm nổi bật những lợi thế vượt trội của mình. Cho khách hàng thấy được những lý do để chọn thương hiệu của bạn thay vì đối thủ. Chẳng hạn:

  • Cung cấp bản dùng thử, gói trải nghiệm dịch vụ để khách hàng được trải nghiệm
  • Chia sẻ bằng chứng xã hội, đánh giá, review từ khách hàng cũ để gia tăng độ tin cậy
  • Viết bài báo trả lời nghi ngờ nào đó khiến khách hàng vẫn đang băn khoăn về thương hiệu.
  • Xây dựng biểu đồ so sánh sản phẩm, dịch vụ về tính năng, giá cả một cách dễ hiểu
  • Cung cấp những chương trình ưu đãi, tặng quà, chiết khấu cho khách hàng.
Khách hàng sẵn sàng chi tiền để lựa chọn sản phẩm, dịch vụ
Khách hàng sẵn sàng chi tiền để lựa chọn sản phẩm, dịch vụ

Giai đoạn 4: Trung thành

Giai đoạn Loyalty Stage trong phễu Funnel Marketing doanh nghiệp cần tập trung để giữ chân khách hàng, biến họ thành khách hàng trung thành, có thể quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ vào những lần sau.

 Chiến lược cho giai đoạn này là doanh nghiệp cần triển khai những dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả, tăng sự hài lòng cho khách hàng. Thông thường ở giai đoạn này của Funnel Marketing, doanh nghiệp cần triển khai những chương trình như: tặng quà cho khách hàng lâu năm, giảm giá cho khách hàng cũ hoặc ưu tiên dịch vụ cho khách hàng cũ,…Tất cả với mục đích mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Từ đó họ yêu thích và trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Giai đoạn 5: Ủng hộ

Giai đoạn này được gọi là Advocacy Stage. Khi doanh nghiệp có chiến lược phù hợp khiến khách hàng hài lòng, họ sẽ trung thành và ủng hộ doanh nghiệp. Khách hàng sẽ giới thiệu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đến với nhiều người khác. Nhờ vậy thương hiệu của doanh nghiệp sẽ trở nên uy tín hơn trong mắt những khách hàng mới.

Vì vậy ở giai đoạn này của Funnel Marketing, doanh nghiệp cần có chiến lược để vận động khách hàng ủng hộ mình. Đồng thời biến khách hàng cũ trở thành những người giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến khách hàng tiềm năng khác.

Giai đoạn ủng hộ cần thực hiện chiến lược khiến khách hàng hài lòng
Giai đoạn ủng hộ cần thực hiện chiến lược khiến khách hàng hài lòng

Lợi ích khi sử dụng Funnel Marketing

Ở trên bạn đã biết Funnel Marketing là gì, Funnel là gì và có những giai đoạn nào. Funnel Marketing có thể áp dụng cho tất cả mọi hình thức kinh doanh online hay offline. Mô hình này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

Khả năng đo lường cao và chính xác

Đây là một trong những lợi ích nổi bật của Funnel Marketing. Khi sử dụng phễu marketing, doanh nghiệp dễ dàng thống kê chính xác số lượng khách hàng trong từng giai đoạn. Ngoài ra còn biết được có bao nhiêu hàng không tiếp tục bước đến những giai đoạn sau đó.

Giúp khách hàng có trải nghiệm tích cực

Thông qua phễu marketing, doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng. Trong từng giai đoạn Funnel Marketing, khách hàng lại có những nhu cầu khác nhau. Việc hiểu sâu sắc về nhu cầu, hành vi của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược phù hợp với mỗi giai đoạn. Nhờ vậy khách hàng sẽ có những trải nghiệm tích cực. Điều đó giúp họ có cái nhìn thiện cảm và hài lòng hơn khi hợp tác với thương hiệu của bạn.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Funnel Marketing góp phần rất quan trọng vào việc biến khách hàng mục tiêu thành khách hàng trung thành của thương hiệu. Có được điều này là do khi xây dựng phễu marketing doanh nghiệp hiểu hơn về nhu cầu và vấn đề khách hàng đang gặp phải trong từng giai đoạn. Từ đó doanh nghiệp xác định được việc cần làm và mang đến cho khách hàng những giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề. Khi đáp ứng được nhu cầu và có được lòng tin của khách hàng thì tỷ lệ chuyển đổi chắc chắn sẽ tăng.

Funnel Marketing mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Funnel Marketing mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

>> Xem thêm: Cách tăng Follow Facebook đơn giản và hiệu quả

Giúp doanh nghiệp thiết lập được chiến lược marketing phù hợp

Trong từng giai đoạn của Funnel Marketing, mỗi khách hàng sẽ có những nhu cầu và vấn đề khác nhau. Phễu marketing giúp doanh nghiệp có được những thông tin về khách hàng trong từng giai đoạn. Nhờ vậy thiết lập được chiến lược tiếp thị phù hợp với khách hàng ở mỗi giai đoạn của Funnel.

Thông qua phễu marketing doanh nghiệp cũng xác định được những điểm còn hạn chế trong từng giai đoạn. Từ đó có biện pháp cải thiện những điểm chưa tốt để tối ưu hành trình trải nghiệm của khách hàng.

Hướng dẫn xây dựng phễu marketing hiệu quả

Bạn đã hiểu Funnel Marketing là gì và những lợi ích của phễu marketing. Vậy làm sao để xây dựng phễu marketing hiệu quả? Dưới đây là 3 bước xây dựng Funnel mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

Bước 1: Xác định chân dung khách hàng

Đây là bước đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện khi xây dựng Funnel Marketing. Chân dung khách hàng chính là hồ sơ về khách hàng bao gồm các thông tin về đặc điểm hành vi, nhân khẩu học, trình độ, thu nhập, sở thích,….Cơ sở để xây dựng Buyer persona là dựa trên dữ liệu thực tế, thông qua việc nghiên cứu thị trường hoặc phỏng đoán có cơ sở về khách hàng hiện tại và tiềm năng.

Để xác định được khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần nghiên cứu và trả lời những câu hỏi sau:

  • Khách hàng có những điểm đau (pain point) nào?
  • Họ có nhu cầu và mong muốn gì về một giải pháp?
  • Họ có đặc điểm gì về hành vi, tâm lý, nhân khẩu học,…

Bước 2: Xác định chiến lược cho mỗi giai đoạn

Doanh nghiệp cần xác định chiến lược phù hợp với mỗi giai đoạn của Funnel Marketing. Chẳng hạn với giai đoạn đầu phễu, doanh nghiệp cần có chiến lược quảng cáo để tăng nhận diện thương hiệu, tăng traffic từ nguồn organic

Giai đoạn giữa của phễu marketing cần có chiến lược cung cấp nội dung có giá trị cho khách hàng để thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược cho khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm, dịch vụ miễn phí để họ ra quyết định mua hàng nhanh hơn.

Ở giai đoạn cuối cần có chiến lược để chăm sóc khách hàng. Từ đó giúp khách hàng có sự hài lòng để họ quay lại mua hàng tiếp và trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phù hợp với từng giai đoạn cụ thể
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phù hợp với từng giai đoạn cụ thể

Bước 3: Thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Việc này thường được thực hiện ở giai đoạn cuối Funnel Marketing. Khách hàn có quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ hay không một phần lớn là do cách doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ với họ. Để xây dựng được mối quan hệ với khách hàng một cách bền vững, doanh nghiệp cần thấu hiểu họ. Đồng thời phải quan tâm, chăm sóc họ chu đáo. Như vậy mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng sẽ lâu dài và tốt đẹp hơn.

>> Xem thêm: Evergreen Content – Nội dung bền vững và lâu dài

Lời kết

Với những chia sẻ ở trên bạn đã biết Funnel Marketing là gì và có những giai đoạn nào. Xây dựng phễu marketing chi tiết và phù hợp sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trong đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và có được số lượng lớn khách hàng trung thành chính là lợi ích lớn nhất của Funnel Marketing.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *