Google Shopping là gì? Cách thiết lập và bí quyết tối ưu công cụ Google Shopping

Google Shopping là công cụ quảng cáo mua sắm của Google, ra mắt từ 2012 nhưng vài năm nay mới “tỏa sáng” và thực sự cần thiết với mọi nhà bán lẻ. Tại Việt Nam, mô hình quảng cáo mua sắm mang lại tỷ lệ hoàn vốn từ quảng cáo (ROAS) cao nhất trong số các công cụ quảng cáo của ngành bán lẻ. Vậy Google Shopping là gì? Tạo tài khoản quảng cáo mua sắm và nâng cao hiệu quả của Google Shopping như thế nào?

Google Shopping là gì? Cách thiết lập và bí quyết tối ưu công cụ Google Shopping
Google Shopping là gì? Cách thiết lập và bí quyết tối ưu công cụ Google Shopping

Google Shopping là gì? Cách thức Google Shopping hoạt động ra sao?

Google Shopping là gì?

Google Shopping – Quảng cáo mua sắm theo Google là mô hình quảng cáo đưa ra mô tả chi tiết thông tin về các sản phẩm mà nhà bán lẻ bán. Để tạo được quảng cáo mua sắm, nhà bán lẻ cần thực hiện thiết lập thông tin sản phẩm trong Google Merchant Center và xây dựng chiến dịch mua sắm với Google Ads.

 Google Shopping - Quảng cáo mua sắm của Google
Google Shopping – Quảng cáo mua sắm của Google

Theo đó, để triển khai mô hình quảng cáo mua sắm, nhà bán lẻ cần đến 2 thứ:

  1. Google Merchant Center – Nơi chứa nguồn thông tin sản phẩm chi tiết nhất được sắp xếp theo định dạng riêng của Google.
  2. Xây dựng chiến dịch mua sắm với Google Ads là nơi mà mô hình quảng cáo mua sắm của nhà bán lẻ được vận hành. Tại đây, nhà bán lẻ có thể điều chỉnh chi phí quảng cáo, đấu giá, tối ưu quảng cáo thông qua hành vi của người dùng.

>> Xem thêm: Tư vấn và thiết kế website chuyên nghiệp – Đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh trực tuyến

Cách thức mà quảng cáo mua sắm của Google hoạt động

Việc thiết lập, vận hành và quản lý mô hình Google mua sắm tương đối khác so với cách thức thiết lập nhiều quảng cáo khác do Google cung cấp như: Youtube, hiển thị, tìm kiếm,… Với những loại quảng cáo quen thuộc này, nhà bán lẻ sẽ nhắm đối tượng mục tiêu sau đó viết nội dung quảng cáo trên tài khoản.

Nhưng mô hình quảng cáo mua sắm lại khác, các vấn đề về nhắm target đối tượng hay xây dựng mẫu quảng cáo đều được lấy từ thông tin dữ liệu sản phẩm tại Google Merchant Center hiện có của nhà bán lẻ. Sau đó Google sẽ xác định cách thức cũng như vị trí mà quảng cáo xuất hiện.

Mô hình Google mua sắm hoạt động khác với cách thức thiết lập nhiều quảng cáo khác do Google cung cấp
Mô hình Google mua sắm hoạt động khác với cách thức thiết lập nhiều quảng cáo khác do Google cung cấp

Theo cách thức hoạt động đó, đầu tiên nhà bán lẻ cần gửi dữ liệu sản phẩm (chứa các thông tin chi tiết sản phẩm) thông qua Google Merchant Center. Google sẽ dùng để so sánh xem có trùng khớp với truy vấn của người dùng và quảng cáo của nhà bán lẻ để hiển thị sản phẩm phù hợp nhất trên bảng kết quả tìm kiếm.

Sau khi đã thiết lập xong dữ liệu sản phẩm trên Merchant Center, việc tiếp theo bạn cần làm là tạo quảng cáo mua sắm với công cụ Google Ads để bắt đầu chạy quảng cáo. Đây được xem là cách thức đơn giản và rất linh hoạt để có thể tổ chức và quảng cáo danh mục sản phẩm tại Google Merchant Center bên trong Google Ads.

Một số tính năng chỉ có ở Google Shopping là gì?

Quảng cáo mua sắm của Google nổi bật với một số tính năng sau:

Lọc thông tin người tiêu dùng

Google Shopping sẽ hiển thị những kết quả liên quan dựa theo truy vấn của người mua và thói quen quảng cáo của họ. Bên cạnh đó, mô hình này còn cho phép lọc kết quả tìm kiếm giúp tăng khả năng tìm thấy đúng mặt hàng mà người mua đang kiếm theo giá cả, thương hiệu, phí vận chuyển,… ở cột bên trái trang Google mua sắm.

Cung cấp thông tin sản phẩm

Những nhà bán lẻ phải tuân thủ những chính sách quảng cáo mua sắm của Google. Và cần bảo đảm rằng thông tin sản phẩm đăng bán đầy đủ, rõ ràng để người mua dễ lựa chọn.

Google mua sắm cung cấp thông tin chi tiết sản phẩm để người mua dễ chọn
Google mua sắm cung cấp thông tin chi tiết sản phẩm để người mua dễ chọn

Đưa ra review sản phẩm

Google Shopping sẽ cung cấp các bài đánh giá sản phẩm chi tiết từ các nhà quảng cáo, nhà review đánh giá bên thứ 3, người bán hàng,…đưa ra các quan điểm tích cực hoặc tiêu cực về sản phẩm để người mua mua hàng sáng suốt hơn.

Shopping so sánh

Khi tìm mua một mặt hàng nào trên công cụ tìm kiếm Google Mua sắm, trang kết quả sẽ hiện ra giá bán mặt hàng đó trên nhiều trang web khác nhau. Người mua có thể so sánh và mua với giá tốt nhất.

>> Xem thêm: Tận dụng dịch vụ viết content để xây dựng uy tín và lòng tin của khách hàng.

Những lợi ích khi cài đặt tài khoản Google Shopping là gì?

Khi dùng mô hình quảng cáo do Google cung cấp, nhà bán lẻ và cả khách hàng đều có được vô vàn lợi ích, có thể kể đến như:

1. Thương hiệu nhà bán lẻ xuất hiện rộng hơn trên trang kết quả tìm kiếm

Trong cùng một lần nhấn tìm kiếm của người mua, Google Shopping Ads và Google Ads có thể xuất hiện cùng lúc. Nhờ vậy, phạm vi tiếp cận của nhà bán lẻ với người mua sẽ tăng gấp đôi, tăng khả năng nhận diện thương hiệu và bán hàng.

2. Quảng cáo mua sắm tăng lượng khách hàng tiềm năng thông qua hình ảnh và thông tin sản phẩm

Nhà bán lẻ hoàn toàn có thể tăng tệp khách hàng tiềm năng bằng cách làm nổi bật thông tin sản phẩm với giá bán, hình ảnh sản phẩm để người mua đưa ra lựa chọn phù hợp với họ nhất.

Quảng cáo mua sắm tăng lượng khách hàng tiềm năng thông qua hình ảnh và thông tin sản phẩm
Quảng cáo mua sắm tăng lượng khách hàng tiềm năng thông qua hình ảnh và thông tin sản phẩm

Ví dụ: Người mua A gõ cụm từ “giày Adidas” lên khung tìm kiếm của Google, trang kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện:

  • Quảng cáo mua sắm của nhiều nhà bán lẻ khác nhau với nhiều mẫu giày của hãng Adidas và các mức giá khác nhau.
  • Người mua A chỉ cần click vào xem hình ảnh và giá bán là biết mẫu giày đó có phù hợp với sở thích và khả năng thanh toán của mình không.

Khi đã đưa ra quyết định, người mua A chỉ cần nhấn vào quảng cáo là sẽ hoàn tất quá trình mua hàng trên web của nhà bán lẻ.

3. Đơn giản hóa việc quản lý các chiến dịch quảng cáo tập trung cho hoạt động bán lẻ

Với mô hình quảng cáo mua sắm của Google, nhà bán lẻ chỉ cần tạo 1 chiến dịch quảng cáo mà có thể áp dụng cho hàng ngàn sản phẩm. Theo đó, nhà bán lẻ chỉ cần nhập tiêu đề, thuộc tính cùng phần mô tả sản phẩm thích hợp với thông tin sản phẩm của nhà bán lẻ có trên Merchant Center. Google sẽ thực hiện nhiệm vụ phân phối quảng cáo.

4. Google mua sắm hiển thị tốt hơn trên thiết bị di động

Thực tế, Google Ads chỉ hiển thị được 2 quảng cáo tìm kiếm trên các thiết bị di động. Điều này nghĩa là nhà bán lẻ phải liên tục tối ưu quảng cáo để được xuất hiện ở 1 trong 2 vị trí top đầu trên màn hình của thiết bị di động, tiếp cận tốt hơn với người mua.

Quảng cáo mua sắm hiển thị tốt hơn trên các thiết bị di động
Quảng cáo mua sắm hiển thị tốt hơn trên các thiết bị di động

Nhưng với Google mua sắm thì lại khác. Quảng cáo mua sắm có thể sẽ xuất hiện ngay ở trang đầu của các tìm kiếm trên thiết bị di động với danh sách khoảng 15 kết quả đầu tiên. Nhờ đó, nhà bán lẻ có nhiều cơ hội hiển thị sản phẩm với người mua.

Khi đã biết Google Shopping là gì, quảng cáo mua sắm của Google có ý nghĩa như thế nào với nhà bán lẻ thì đừng đứng yên nữa. Mà hãy chủ động cài đặt tài khoản Google mua sắm ngay hôm nay. Hơn nữa, cách thức thiết lập quảng cáo mua sắm của Google không quá khó. Chỉ 4 bước là hoàn tất.

>> Xem thêm: Tại sao nên thuê dịch vụ chạy quảng cáo Google Ads cho chiến dịch tiếp thị

Cách thiết lập tài khoản Google Shopping là gì

Để thiết lập được tài khoản mua sắm của Google thì đầu tiên nhà bán lẻ phải có tài khoản Google Ads và Google Merchant Center. 4 bước dưới đây giúp nhà bán lẻ thiết lập thành công tài khoản Google mua sắm:

Bước 1: Cách tạo tài khoản Merchant Center và xác minh tên miền

Tạo tài khoản Merchant Center

Nếu chưa có tài khoản Merchant Center, bạn làm theo hướng dẫn sau:

Đăng ký tạo tài khoản Merchant Center
Đăng ký tạo tài khoản Merchant Center
  • Bước 2: Màn hình xuất hiện form yêu cầu nhập thông tin doanh nghiệp, bạn nhập các thông tin cần thiết.

Xác định tên miền trong tài khoản Google Merchant Center

Đây là việc nhà bán lẻ xác minh tài khoản Merchant Center với admin website. Bước này rất quan trọng vì Google mua sắm hiển thị được bắt buộc phải có Url của trang web.

Có 3 cách để xác minh tài khoản Merchant Center
Có 3 cách để xác minh tài khoản Merchant Center

Dưới đây là 3 cách xác minh tài khoản Merchant Center:

  • Cách 1: Gắn đoạn mã HTML của Merchant Center lên web theo hướng dẫn:
  • Google cho nhà bán lẻ 1 thẻ HTML hoặc là sẽ gửi 1 file HTML để nhà bán lẻ tải xuống.
  • Nhà bán lẻ sẽ gắn thẻ HTML hoặc tải file đó lên web của mình.
  • Xác nhận với Merchant Center rằng nhà bán lẻ đã hoàn thành xác minh.
  • Không được xóa file hoặc thẻ HTML sau khi xác minh.
  • Cách 2: Xác minh thông qua Google Tag Manager (GTM)
  • Email quản trị GTM sẽ phân quyền cho email đăng ký tài khoản Merchant Center có quyền xuất bản và code của GTM đã gắn lên web. Nếu chung email thì nhấn chọn xác minh như bình thường.
  • Gửi xác minh website.
  • Cách 3: Xác minh thông qua Analytics: Nhà bán lẻ làm tương tự như với Google Tag Manager.

>> Xem thêm: Bumper Ads – Quảng cáo ngắn gọn và hiệu quả

Bước 2: Liên kết tài khoản Merchant Center với Google Ads

  • Nhà bán lẻ đăng nhập vào tài khoản Merchant Center, chọn biểu tượng có hình bánh răng, chọn tiếp “Tài khoản liên kết”.
  • Tiếp tục chọn “Liên kết tài khoản” tại Tab Google Ads. Điền ID tài khoản Google Ads vào rồi bấm gửi.
 Liên kết tài khoản Merchant Center với Google Ads
Liên kết tài khoản Merchant Center với Google Ads
  • Đăng nhập tài khoản Google Ads, vào “Công cụ và Cài đặt”, chọn tiếp “Tài khoản liên kết”, chọn Merchant Center và xác nhận liên kết.

Bước 3: Cập nhật thông tin sản phẩm lên Merchant Center

  • Nhà bán lẻ đăng nhập vào tài khoản Merchant Center, chọn “Sản phẩm”, chọn tiếp “Nguồn cấp dữ liệu”, nhẫn biểu tượng dấu “+” để tạo nguồn cấp dữ liệu.
Cập nhật thông tin sản phẩm lên Merchant Center
Cập nhật thông tin sản phẩm lên Merchant Center
  • Tiếp đến, điền thông tin màn hình yêu cầu gồm: Quốc gia, Ngôn ngữ, Điểm đến rồi nhấp chọn “Tiếp tục”.
  • Tại đây, nhà bán lẻ sẽ đặt tên nguồn cấp và chọn nguồn cấp dữ liệu, kết nối dữ liệu bằng trang tính (Google Sheets). Nhấn “Tiếp tục”.
  • Tại đây, nhà bán lẻ chọn “Tạo bảng tính Google mới từ bảng mẫu sau đó chọn “Tạo nguồn cấp dữ liệu”.
Tải xong thông tin dữ liệu sản phẩm lên Merchant Center cần chờ 3 - 5 ngày
Tải xong thông tin dữ liệu sản phẩm lên Merchant Center cần chờ 3 – 5 ngày
  • Sau khi tải xong thông tin dữ liệu sản phẩm lên Merchant Center, hệ thống cần 3 -5 ngày xem xét. Quá trình xem xét hoàn tất thì nhà bán lẻ cần tạo chiến dịch quảng cáo mua sắm ngay.

Bước 4: Xây dựng chiến dịch quảng cáo mua sắm

  • Nhà bán lẻ tạo chiến dịch quảng cáo mua sắm và chọn các mục tiêu: doanh số, khách hàng tiềm năng, lưu lượng truy cập web. Nhà bán lẻ không chọn mục tiêu. Nhưng chọn những mục tiêu khác thì chiến dịch quảng cáo mua sắm không thể triển khai được.
Xây dựng chiến dịch quảng cáo mua sắm cần chọn mục tiêu
Xây dựng chiến dịch quảng cáo mua sắm cần chọn mục tiêu
  • Chọn tài khoản Merchant Center có các sản phẩm quảng cáo và chọn “Chiến dịch mua sắm chuẩn”.
  • Thiết lập chiến dịch với tên, giá thầu, đặt ngân sách tương tự các chiến dịch khác. Nếu mới bắt đầu, nhà bán lẻ có thể chọn chiến lược CPC thủ công.
  • Nhà bán lẻ chọn nhắm mục tiêu căn bản về thiết bị và vị trí hiển thị. Tiếp theo, tạo nhóm quảng cáo và đặt giá thầu cho nhóm Ads đó.
Tạo nhóm quảng cáo và đặt giá thầu cho nhóm Ads
Tạo nhóm quảng cáo và đặt giá thầu cho nhóm Ads

Như vậy là nhà bán lẻ đã thiết lập xong tài khoản quảng cáo mua sắm của Google. Việc quan trọng tiếp theo đó là phải làm sao để vận hành Google mua sắm hiệu quả nhất. Bí quyết được chia sẻ ngay bên dưới.

>> Xem thêm: Marketing Facebook – Chiến lược quảng bá hiệu quả trên mạng xã hội

Bí quyết tối ưu hiệu quả của Google Shopping nhà bán lẻ nên biết

Những kinh nghiệm này có thể giúp nhà bán lẻ tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo mua sắm:

  • Chọn từ khóa chính xác, gần nhất với truy vấn của khách hàng quảng cáo mua sắm được hiển thị trên đầu.
  • Thêm thông tin mô tả sản phẩm một cách cụ thể như kích cỡ, màu sắc, đánh trúng đối tượng mục tiêu, tránh hoang phí tiền quảng cáo.
  • Bật hiển thị đánh giá các sao để tăng độ uy tín của sản phẩm.
  • Thiết kế hình ảnh sản phẩm đúng kích thước chuẩn, rõ nét để làm nổi bật sản phẩm, không chèn text để diện tích cho sản phẩm.
  • Những thông tin về sản phẩm tại trang đích cần phải đầy đủ, thể hiện độ uy tín của thương hiệu cũng như sản phẩm để tạo lòng tin với người mua.
  • Sản phẩm cần được update liên tục thông tin, các mẫu sản phẩm mới, phong phú bắt kịp tâm lý thích cái mới của người mua.
 Sản phẩm cần được update các mẫu mới, thông tin chi tiết để bắt kịp tâm lý thích cái mới của người mua
Sản phẩm cần được update các mẫu mới, thông tin chi tiết để bắt kịp tâm lý thích cái mới của người mua
  • Thử chạy quảng cáo cho một sản phẩm nhất định thay vì chạy đồng loạt. Từ đó, tìm ra cách tối ưu chiến dịch. Nhà bán lẻ cũng nên chọn sản phẩm mục tiêu phù hợp nhu cầu người mua để tối ưu hóa doanh thu.
  • Có thể tiến hành cùng các chiến thuật marketing lại nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh thu. Chẳng hạn, người mua A quan tâm nhiều đến sản phẩm B nhưng mức giá khá cao nên chưa đồng ý mua. Nhà bán lẻ hãy marketing lại sản phẩm B nhưng với mức giá tốt hơn hoặc kèm theo phiếu giảm giá,…
  • Nhà bán lẻ nên đọc kỹ và thực hiện theo các điều khoản trong chính sách quảng cáo mua sắm của Google để tránh những lỗi khiến Google bắt bẻ, nhà bán lẻ sẽ không phải làm lại nhiều lần. Nguy hiểm nhất là nhà bán lẻ để tuột mất thời điểm vàng để bán hàng như trong kế hoạch tiếp thị dự kiến.

Trên đây là thông tin cơ bản về Google Shopping là gì kèm theo đó là cách thiết lập tài khoản quảng cáo mua sắm Google và cách tăng hiệu quả khi chọn Google mua sắm. Hi vọng với những chia sẻ trên, mọi nhà bán lẻ đều có thể vận hành và quản lý mô hình quảng cáo mua sắm của mình tốt nhất.

Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *