Với thời đại công nghệ số như hiện nay, Marketing là một lĩnh vực vô cùng đa dạng bao gồm rất nhiều các phương thức tiếp cận khách hàng cực kỳ độc đáo. Và nếu như bạn là một marketer tinh tế, hiện đại thì nhất định các bạn cũng đang dần nhận ra sự phát triển vượt bậc của hình thức marketing inbound. Đây cũng chính là bước phát triển từ marketing truyền thống sang Inbound Marketing. Cụ thể như thế nào? Cùng tham khảo qua bài viết sau đây.
Marketing Inbound là gì?
Thuật ngữ Inbound Marketing được ra đời chính thức vào năm 2004 do Hubspot – Là một công ty chuyên kinh doanh và phát triển các phần mềm Marketing – Sales có trụ sở tại Mỹ. Theo công ty, marketing inbound chính là một phương pháp nhằm thu hút khách hàng về phía mình bằng cách chia sẻ các thông tin có liên quan, dựa vào điều này sẽ tạo ra các nội dung có phần tương tự, giúp thỏa mãn những yêu cầu của người đọc.
Với ưu điểm vượt trội của mình, Inbound Marketing sẽ không cần bạn phải đầu tư vào các quảng cáo đắt tiền mà thay vào đó sẽ dùng các thủ thuật dẫn các khách hàng tiềm năng chủ động tìm kiếm đến doanh nghiệp của các bạn thông qua các trang mạng xã hội, blog hoặc Google. Với cách xuất bản các nội dung tại đúng thời gian, đúng thời điểm marketing inbound từ đó sẽ tạo ra cho bạn giá trị thật sự cho khách hàng.
Dựa vào ưu điểm này, các khách hàng của doanh nghiệp sẽ càng trở nên tin tưởng cũng như yêu mến doanh nghiệp của các bạn hơn vì tìm được nguồn thông tin hữu ích. Và đây cũng chính là nguyên nhân mà Hubspot gọi phương pháp marketing inbound là tiếp thị dựa trên tính nhân văn.
>> Xem thêm: Dịch vụ SEO tổng thể – Xây dựng chiến lược tối ưu hóa toàn diện cho website của bạn
Ưu điểm của marketing inbound
Để được mệnh danh là “phương pháp marketing dựa trên tính nhân văn” việc sử dụng phương pháp marketing inbound mang lại rất nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp, cụ thể có thể kể tới một vài các lợi ích nổi bật như sau đây:
- Giảm thiểu tối đa chi phí: Ngoài việc kém hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số này, phương pháp marketing truyền thống còn tồn tại rất nhiều rủi ro cũng như tốn kém về mặt chi phí. Nếu như doanh nghiệp của các bạn tập trung hơn vào phương pháp marketing inbound, đồng thời rút gọn các quảng cáo sao cho gọn gàng, doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm nhiều chi phí và đồng thời ROI cũng có cơ hội tăng cao.
- Gia tăng sự tin tưởng của khách hàng: Khi bạn đã cho phép khách hàng của mình có thể tự nghiên cứu và tìm đến các bạn một cách tự nguyện thì điều này cũng đồng nghĩa với sự uy tín và độ tin cậy sẽ được tăng nhanh chóng. Bởi theo như báo cáo thì sẽ có tới 85% khách hàng thực hiện các nghiên cứu trước khi quyết định mua hàng.
- Lưu lại lượng truy cập và data của khách hàng tiềm năng: marketing inbound không những tạo ra sự nhận diện riêng biệt về thương hiệu mà lúc này nó còn cho phép doanh nghiệp lưu trữ tệp khách hàng tiềm năng cũng như lưu lại lượng truy cập sao cho phù hợp. Nhờ điều này doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hút thêm nhiều các khách hàng hơn trong tương lai.
Các phân đoạn cơ bản trong phương pháp marketing inbound
Là một Inbound Marketer thì lúc này các bạn sẽ cần phải nắm được 3 phương thức bao gồm: Attract (Thu hút) – Engage (Tiếp cận) – Delight (Đảm bảo sự hài lòng). Cụ thể hãy cùng đến với 3 phân đoạn chính trong marketing inbound như sau:
>> Xem thêm: Khóa học SEO nâng cao: Nắm bắt kỹ năng tối ưu hóa website một cách chuyên sâu.
Attract – Thu hút
Chiến thuật cơ bản đầu tiên của marketing inbound chính là thu hút. Như tên cho thấy, đây là một chiến lược để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn. Điều này được thực hiện cùng với việc tạo và phát triển nội dung.
Để tiếp cận khách hàng của bạn, hãy bắt đầu bằng cách tạo và xuất bản nội dung. Ví dụ như những bài viết mang lại giá trị trên website hoặc mạng xã hội. Ví dụ bao gồm hướng dẫn về cách sử dụng sản phẩm của bạn, thông tin về cách giải pháp của bạn giải quyết vấn đề của họ, lời chứng thực của khách hàng và chi tiết về khuyến mại hoặc giảm giá.
Doanh nghiệp có thể đẩy mạnh đầu tư vào một số hoạt động như:
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO. Lúc này doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ một vài bộ từ khóa mà khách hàng mục tiêu của bạn hay tìm kiếm. Tiếp theo đó hãy tối ưu hóa bằng một quy trình SEO. Sau khi đã tối ưu hóa, khách hàng của các bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các website của các bạn trên google giữa rất nhiều các website khác.
- Tạo ra hàng loạt các nội dung hữu ích miễn phí cho người dùng thông qua các trang blog. Đồng thời đây cũng chính là một trong số các giải pháp marketing online cốt lõi để kéo traffic về một website cụ thể nào đó.
- Các chiến dịch mà các doanh nghiệp quảng bá trên các kênh social media như là marketing trên Facebook, Youtube hoặc các kênh truyền thông đặc thù mà các khách hàng của các bạn sử dụng. Qua các nền tảng online này, doanh nghiệp cần nhanh chóng gửi tới họ các thông tin hữu ích.
Engage – Tương tác
Sau khi đã nhận được kết quả nhất định từ phân đoạn attract thì tiếp theo các bạn cần thực hiện tới bước Engage. Chiến lược này sẽ giúp các bạn có thể kết nối một cách chuyên sâu tới lượng đối tượng này. Thêm vào đó, doanh nghiệp của các bạn cũng cần đảm bảo rằng các bạn đang giao tiếp và có những tương tác nhất định với lượng khách hàng tiềm năng của của mình một cách tinh tế.
Nếu như các bạn tiếp cận với khách hàng của mình theo đúng như những gì họ muốn thì mối quan hệ giữa bạn với khách hàng sẽ trở nên bền vững và lâu dài hơn bao giờ hết. Điều quan trọng hơn ở bước này là các bạn cần phải cung cấp thông tin về giá trị mà khách hàng sẽ được hưởng nếu như sử dụng các dịch vụ từ bạn.
Chiến lược này còn bao gồm cả các phương thức như xử lý cũng như quản lý hàng loạt các cuộc gọi bán hàng. Cần chú ý vào cách người gọi xử lý các cuộc đối thoại từ những khách hàng tiềm năng. Thêm vào đó, với marketing inbound, doanh nghiệp hãy đảm bảo rằng các bạn sẽ bán giải pháp của mình nhiều hơn rằng việc cung cấp các sản phẩm.
Nếu như áp dụng chính xác theo điều này thì các giao dịch của doanh nghiệp với khách hàng sẽ kết thúc theo một thỏa thuận, trong đó cả 2 bên sẽ đều có lợi. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần cung cấp những giá trị cho khách hàng phù hợp với mình.
>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng quảng cáo Google trọn gói để đạt được kết quả tốt nhất
Delight – Đảm bảo sự hài lòng
Phân đoạn cuối cùng trong phương pháp Marketing Inbound đó chính là Delight – Đảm bảo sự khách hàng. Phân đoạn này hướng chúng ta cần chú ý tới việc đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và đồng thời cũng được hỗ trợ lâu dài sau khi đã tin tưởng, lựa chọn dịch vụ của doanh nghiệp.
Điều này cũng có nghĩa là các thành viên trong doanh nghiệp sẽ phải trở thành những người hỗ trợ khách hàng sau khi mua hàng mỗi khi họ yêu cầu được hỗ trợ.
Để thực hiện được điều này một cách chính xác nhất, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc việc sử dụng thêm các công cụ như là Chatbot hoặc cũng có thể thực hiện các cuộc khảo sát nhỏ. Những công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp các bạn có thể làm khách hàng hài lòng. Tốt nhất là các cuộc khảo sát này cần phải chia sẻ tại các thời điểm cụ thể trong quá trình, từ đó mới có thể chúng đem lại giá trị cần thiết cho các khách hàng.
Thêm vào đó Social Listening là một chiến lược quan trọng khác để cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Những người theo dõi trên mạng xã hội có thể sử dụng một trong các hồ sơ của bạn để cung cấp phản hồi, đặt câu hỏi hoặc chia sẻ trải nghiệm của họ với các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Cuối cùng, dấu ấn của inbound marketing tập trung vào sự hài lòng của khách hàng. Có thể hiểu là hỗ trợ khách hàng trong mọi tình huống. Cho dù doanh nghiệp của bạn có được bất kỳ giá trị nào từ nó hay không. Hãy nhớ rằng, những khách hàng hài lòng sẽ trở thành những người ủng hộ và quảng bá cho thương hiệu của bạn. Vì vậy, hãy xử lý tất cả các tương tác và phản hồi một cách cẩn thận.
>> Xem thêm: Xây dựng thương hiệu – Quy trình và yếu tố quan trọng
Làm thế nào để xây dựng một chiến lược Marketing Inbound
Để có thể tạo được một chiến lược Marketing Inbound cho doanh nghiệp của mình, các marketer cần nắm được các bước quan trọng như sau:
Xác định đối tượng cụ thể của chiến dịch Marketing Inbound
Trước khi tiến hành một chiến dịch quảng cáo cho một sản phẩm/ dịch vụ hay toàn bộ doanh nghiệp thì lúc này bước xác định đối tượng khách hàng cần hướng tới trở thành bước đầu tiên và cũng quan trọng nhất. Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn giữa việc doanh nghiệp chỉ đi truyền thông một thông điệp chung chung, không rõ ràng với một chiến dịch có đầu tư và để lại ấn tượng mạnh.
Hãy bắt đầu xác định đối tượng của chiến dịch tiếp thị qua một vài các đặc điểm như sau:
- Nhân khẩu học
- Tâm lí
- Hành vi
- Đặc điểm về kinh tế, văn hóa hay xã hội,…
- Kiến thức về sản phẩm/ dịch vụ và doanh nghiệp
Xác định điểm chuẩn và thiết lập mục tiêu hướng đến
Bạn cần hiểu rõ vị thế và tình hình hiện tại của doanh nghiệp để xây dựng mục tiêu phù hợp. Trước khi tung ra một chiến dịch, hãy xem xét lưu lượng truy cập hiện tại của trang web, khách hàng tiềm năng và khách hàng từ các chiến dịch tương tự trước đây. Bạn có thể sử dụng chúng để đo lường và đặt mục tiêu cho chiến dịch này.
Khi đặt mục tiêu cho chiến dịch inbound marketing, bạn cần lưu ý hai điều: “Tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu của bạn” và “Tăng doanh số bán hàng”. Một cách có thể giúp bạn làm điều này là mô hình “SMART GOALS”.
Bằng cách xác định mục tiêu theo mô hình SMART GOALS, bạn có thể làm rõ mục tiêu của mình:
- Specific (Cụ thể, rõ ràng): Xác định những gì bạn muốn?
- Measurable (Đo lường được): Chọn một con số cụ thể để đo lường những gì bạn muốn.
- Achievable (Có thể đạt được): Việc của bạn định tiến hành có khả thi hay không
- Realistic (Thực tế): Điều này có thực tế không?
- Timebound (có thời hạn): Dự án hoặc hoạt động này sẽ mất bao lâu để hoàn thành?
Chọn từ khóa và tối ưu SEO
Tối ưu hóa tìm kiếm chính là một phần không thể thiếu trong chiến dịch Marketing Inbound. Đây bắt buộc là những từ sẽ được ưu tiên xuất hiện trong tiêu đề cũng như là trong toàn bộ nội dung. Ngoài ra, mục tiêu không phải là việc các bạn nhồi nhét từ khóa mà vẫn cần phải đảm bảo sự nhất quán trong các từ ngữ.
>> Xem thêm: Xây dựng thương hiệu cá nhân – Chiến lược thành công cho cá nhân
Lựa chọn hình thức tiếp thị phù hợp với chiến dịch
Lúc này doanh nghiệp có thể nghiên cứu và cân nhắc lựa chọn cho mình 1 hình thức sao cho phù hợp nhất với chiến dịch quảng bá của mình, cụ thể có thể chọn 1 trong số các kênh liên hệ sau:
Gửi email
Sau khi bạn có danh sách những người liên hệ có thể quan tâm đến nội dung, hãy đánh dấu nó trong bản tin của bạn hoặc gửi riêng. Bao gồm các nút chia sẻ xã hội trong email và đảm bảo bao gồm URL theo dõi của bạn khi liên kết với các báo cáo.
Viết bài đăng trên blog có liên quan
Viết blog là một cách tuyệt vời, thân thiện với công cụ tìm kiếm để thu hút mọi người trả lời cuộc gọi của bạn. Một số phiếu mua hàng có thể được sử dụng lại dưới dạng liên kết trong các bài đăng trên blog và trang đích. Điều này là để tạo nội dung đầy đủ hoặc viết về các chủ đề tương tự để thu hút sự quan tâm đến lĩnh vực này.
Chia sẻ nội dung trên phương tiện truyền thông xã hội
Lên lịch cho nội dung xã hội đang diễn ra về ưu đãi của bạn trong sự kiện. Đừng chỉ đăng một phần nội dung mỗi ngày. Thay vào đó, hãy trộn chúng lại và xem cái nào chuyển đổi tốt nhất.
Bài viết trên đây của chúng tôi là những thông tin cơ bản mà các bạn cần nắm được về Marketing Inbound là gì? Hy vọng bài tham khảo trên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng 1 chiến lược marketing đạt hiệu quả cao.