Mô hình kinh doanh là gì? TOP những mô hình kinh doanh được ưa chuộng

Kinh doanh là một phần tất yếu, không thể nào bỏ qua trong công cuộc phát triển kinh tế tại các công ty hay doanh nghiệp. Và để có thể thành công được trong lĩnh vực kinh doanh thì các doanh nghiệp cũng cần phải lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh sao cho phù hợp. Đặc biệt là với những bạn trẻ mới khởi nghiệp thì càng phải chú ý tới chủ đề này? Mô hình kinh doanh là gì, có vai trò như nào trong doanh nghiệp? Tham khảo qua bài viết sau.

Khái niệm mô hình kinh doanh?

Business Model – Mô hình kinh doanh được biết đến như là bản kế hoạch của doanh nghiệp với mục đích kinh doanh có được lãi. Hiểu cách đơn giản hơn đó là quá trình mà doanh nghiệp nghiên cứu, từ đó sẽ xác định được sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp tới khách hàng, đồng thời cũng cần nắm được thị trường mục tiêu hay các khoản chi phí dự kiến khác cho các hoạt động marketing.

Khái niệm mô hình kinh doanh là gì?
Khái niệm mô hình kinh doanh là gì?

Bất cứ doanh nghiệp nào, từ các tổ chức quy mô nhỏ, tầm trung hay quy mô lớn cũng cần phải có một mô hình kinh doanh cụ thể. Không những tạo thành hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp mà nó còn giúp cho các công ty cũng như các tổ chức có thể thu hút thêm sự đầu tư, tạo động lực làm việc cho các nhân nhiên.

Ngoài ra, với những doanh nghiệp lớn thì mô hình này còn có thể giúp công ty dự đoán được xu hướng cũng như các thách thức trong tương lai. Tất cả các quy trình, chính sách kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra và áp dụng đều là một phần của mô hình.

>> Xem thêm: Dịch vụ SEO từ khóa uy tín – Xây dựng sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ với từ khóa uy tín

Tầm quan trọng của việc xác định mô hình kinh doanh

Như đã giới thiệu, mô hình KD chính là định hướng cho công ty, doanh nghiệp một chiến lược cụ thể và không chỉ ở hiện tại mà còn trong cả tương lai. Thêm vào đó, nếu như lựa chọn được một mô hình KD hợp lý thì doanh nghiệp còn có thể tối ưu hóa được nguồn lực, từ đó đáp ứng nhu cầu của người dùng hơn qua các sản phẩm và dịch vụ chất lượng.

Đồng thời, dựa vào mô hình KD, doanh nghiệp còn có thể dự đoán được số doanh thu mà mình đạt được hàng tháng, từ đây sẽ tổng quát hơn về những điểm mạnh, điểm yếu còn thiếu sót.

Vì sao các doanh nghiệp cần phải lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp?
Vì sao các doanh nghiệp cần phải lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp?

Không chỉ tạo định hướng phát triển cho doanh nghiệp, mô hình KD còn có rất nhiều lợi ích như là:

  • Xác định được chiến lược kinh doanh các sản phẩm hay dịch vụ trong khoảng thời gian ngắn/ dài hạn
  • Xác định được chính xác các phân khúc khách hàng mà mình cần hướng tới
  • Tạo bước đệm cho việc xây dựng kế hoạch phục vụ phân khúc khách hàng của doanh nghiệp
  • Xác định các kênh tiếp cận, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của mình đến các khách hàng
  • Tập trung vào việc phát triển các nguồn lực chính của doanh nghiệp, đặc biệt là về nguồn vốn, nhân lực hay công nghệ kỹ thuật,…
  • Góp phần mở rộng cơ hội phát triển thị trường, từ đó đưa ra các giải pháp hữu ích cho các khách hàng.

Nhìn chung, mô hình kinh doanh góp phần rất lớn, ảnh hưởng chính đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mô hình KD còn giúp những người quản lý có thể quyết định đến cách thức hoạt động, kinh doanh của tổ chức của mình sao cho hiệu quả.

>> Xem thêm: Đào tạo SEO online – Trở thành chuyên gia tối ưu hóa công cụ tìm kiếm từ xa.

Làm thế nào để xây dựng một mô hình kinh doanh đạt hiệu quả cao?

Việc lựa chọn xây dựng mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực, cũng như ngành nghề mà bạn đang kinh doanh. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình KD cũng sẽ cần phải đảm bảo được các tiêu chí chính như sau:

Cần phải làm thế nào xây dựng một mô hình kinh doanh đạt hiệu quả cao
Cần phải làm thế nào xây dựng một mô hình kinh doanh đạt hiệu quả cao

Xác định chính xác thị trường, các phân khúc khách hàng mục tiêu

Đa số những ai bắt đầu kinh doanh, xây dựng mô hình để hoạt động cũng cần phải thực hiện bước này đầu tiên. Doanh nghiệp sẽ cần tập trung tới cả 2 đối tượng đó là cả thị trường cũng như khách hàng mục tiêu. Để xác định được thì cần phải trả lời được các câu hỏi như sau:

  • Đặc điểm nổi bật của thị trường hiện nay là gì?
  • Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh không?
  • Đối thủ cạnh tranh có những ưu điểm, nhược điểm ra sao?
  • Nhu cầu chính của khách hàng là gì?
  • Các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp đã đáp ứng được những yêu cầu mà khách hàng đề ra chưa?

Khi tổ chức, doanh nghiệp của các bạn đã trả lời được tất cả những câu hỏi đặt ra phía trên thì lúc này sẽ tìm được cho mình một phân khúc khách hàng phù hợp. Qua tệp khách hàng này, doanh nghiệp có thể xây dựng được cho mình một định hướng để có thể hoạt động, phát triển trong tương lai.

Cần nghiên cứu chi tiết về thị trường mà doanh nghiệp hướng tới
Cần nghiên cứu chi tiết về thị trường mà doanh nghiệp hướng tới

>> Xem thêm: Quảng cáo Google trọn gói – Giải pháp quảng bá sản phẩm và dịch vụ của bạn

Lên ý tưởng cho sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Sau khi đã hoàn tất quá trình nghiên cứu thị trường, lựa chọn phân khúc khách hàng, lúc này doanh nghiệp các bạn sẽ cần đến với bước đầu tư vào sản phẩm, dịch vụ. Những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sẽ cần phải đáp ứng với nhu cầu khách hàng. Từ mẫu mã, chất liệu cho tới giá thành cũng phải điều chỉnh sao cho thật hợp lý với nhu cầu cũng như là phân khúc thị trường.

Quan trọng hơn, những sản phẩm, dịch vụ mà các bạn cung cấp cũng sẽ cần phải có sự khác biệt so với các đối thủ, từ đó mới có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Xây dựng kế hoạch triển khai cùng chi phí cần có để thực thi

Bước tiếp theo để doanh nghiệp có một mô hình kinh doanh hiệu quả đó chính là tiến hành triển khai các ý tưởng. Lúc này doanh nghiệp cần phải tạo một kế hoạch để tiến hành sản xuất các sản phẩm, cho ra các dịch vụ.

Đây cũng chính là công đoạn đòi hỏi đầu tư rất nhiều công sức, nhân lực và đồng thời là cả những chi phí cần phải bỏ ra. Một số khoản mà các bạn cần dự trù đó chính là thuê nhân công, đặt mua nguyên vật liệu, mua bán các máy móc,…

Tạo chiến lược đưa các sản phẩm, dịch vụ đến các khách hàng

Khi đã hoàn tất công đoạn sản xuất sản phẩm, dịch vụ thì lúc này doanh nghiệp cũng sẽ cần tới các chiến lược quảng cáo, marketing, từ đó mới có thể đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với các khách hàng.

Xây dựng kế hoạch để đưa các sản phẩm, dịch vụ đến người dùng
Xây dựng kế hoạch để đưa các sản phẩm, dịch vụ đến người dùng

Doanh nghiệp có thể cân nhắc một vài chiến lược marketing phổ biến như là: Tổ chức sự kiện, workshop ra mắt sản phẩm, chạy quảng cáo,… Việc lựa chọn phương thức marketing chỉ là một phần mà điều quan trọng hơn mà doanh nghiệp cần chú ý đó chính là cần lựa chọn được chương trình ưu đãi sao cho thật hợp lý.

Doanh nghiệp cần chú ý làm thế nào để có thể thu hút được đông đảo các khách hàng quan tâm. Làm thế nào để sau khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp khách hàng sẽ để lại các phản hồi, ý kiến đóng góp. Những ý kiến đánh giá của khách hàng sẽ chính là cái nhìn khách quan nhất về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó nhà quản lý có thể nhận ra đâu là điểm tốt cần phát huy và đâu là điểm yếu và cần phải khắc phục.

>> Xem thêm: Influencer Marketing – Chiến lược tiếp thị với sự hỗ trợ từ người có ảnh hưởng

Hoàn tất mô hình kinh doanh

Tất cả những hoạt động mà chúng tôi vừa giới thiệu ở phía trên chính là các công đoạn thử nghiệm, từ đó doanh nghiệp mới có thể lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh sao cho phù hợp nhất. Khi đã hoàn tất quá trình đưa sản phẩm, dịch vụ tới tay khách hàng thì lúc này doanh nghiệp vẫn sẽ cần tiếp tục triển khai hoàn thiện về các vấn đề như là cơ sở vật chất, các loại trang thiết bị, nguồn nhân lực cũng như nguồn vốn, tìm kiếm nhà đầu tư,…

Hoàn tất mô hình kinh doanh là giai đoạn cuối cùng trước khi đạt được mục tiêu đã đề ra
Hoàn tất mô hình kinh doanh là giai đoạn cuối cùng trước khi đạt được mục tiêu đã đề ra

Quá trình cố gắng, nỗ lực để doanh nghiệp để doanh nghiệp trở nên tốt hơn cũng chính là một cách giúp cho các bạn có thể thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư cũng như các khách hàng. Để quá trình hợp tác diễn ra lâu dài thì cũng cần đảm bảo rằng đôi bên phải cùng có lợi.

Khi nhà đầu tư quyết định rằng sẽ đầu tư một khoản tiền vào các hoạt động kinh doanh thì lúc này doanh nghiệp của các bạn cũng cần thể hiện được hiệu quả trong thời gian nhất định, đảm bảo mang lại lợi nhuận hấp dẫn.

Những mô hình kinh doanh được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng

Có rất nhiều mô hình KD thành công trên thế giới đem lại rất nhiều lợi nhuận. Thế nhưng tại thị trường trong nước ta thì những mô hình đó vẫn chưa được biết đến một cách rộng rãi mà chỉ phổ biến ở một vài mô hình nổi bật như sau đây:

Một vài mô hình KD được các doanh nghiệp ưa chuộng
Một vài mô hình KD được các doanh nghiệp ưa chuộng

Mô hình doanh online

Có thể đánh giá rằng mô hình kinh doanh online đã và đang dần trở thành 1 mô hình kinh kinhdoanh vô cùng phổ biến, được rất nhiều các doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn. Hình thức kinh doanh này được tiến hành thông qua các trang mạng xã hội, các website và qua các nền tảng trực tuyến. Với mô hình này các bạn có thể thoải mái quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của mình qua các kênh online.

Thực tế, việc kinh doanh online cũng giúp người bán hàng có thể tiết kiệm được rất nhiều các khoản chi phí, cũng như không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian. Đồng thời với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ 4.0, kinh doanh online sẽ là một mô hình kinh doanh mới mẻ, mang lại nhiều tiềm năng cũng như lợi nhuận cao nhất.

Thế nhưng, mô hình KD này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như là khách hàng vẫn còn đắt đo và cân nhắc giữa việc mua hàng bởi lúc này họ không thể trực tiếp nhìn thấy sản phẩm và chắc chắn vẫn còn lo lắng về chất lượng thực tế.

>> Xem thêm: Hyperlink là gì và vai trò quan trọng trong liên kết trang web

Mô hình tiếp thị liên kết

Mô hình tiếp thị liên kết hay còn được biết đến dưới cái tên Affiliate, hoạt động kinh doanh này sẽ hoạt động khi khách hàng thực hiện click vào một liên kết. Giả sử, nếu như các bạn là một nhân vật có sức ảnh hưởng lớn tại các trang mạng xã hội, các kênh truyền thông thì lúc này các bạn hoàn toàn có thể sử dụng các trang web, mạng xã hội để gắn các đường liên kết thông qua các bài viết của mình.

Khi có người thực hiện mua hàng qua đường liên kết của bạn thì các bạn sẽ được nhận hoa hồng từ các sản phẩm đó.

Mô hình kinh doanh sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp
Mô hình kinh doanh sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Đây là một mô hình có thể tận dụng được tất cả các lợi thế của các trang mạng Internet. Mọi cá nhân hay các doanh nghiệp đều có thể tiến hành bán hàng cũng như nhận được lợi nhuận thông qua mô hình này. Cụ thể thương mại điện tử cũng sẽ được chia thành 3 mô hình chính:

  • Mô hình B2B (Business to Business): Đây là mô hình cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp này cho tới các doanh nghiệp khác thông qua nền tảng Internet. Một vài ví dụ về B2B là: Amazon, Alibaba,…
  • Mô hình B2C (Business To Consumer): Đây là mô hình KD cho phép các doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng thực hiện bán hàng cho các cá nhân ở cùng một nền tảng.
  • Mô hình C2C: Đây là mô hình KD bao gồm nhiều các hoạt động mua bán, trao đổi thông qua Internet giữa các cá nhân, người tiêu dùng với nhau. Một vài nền tảng thực hiện theo C2C có thể kể tới như là: Ebay, Shopee, Lazada,…

Mô hình lợi nhuận của sản phẩm đi kèm

Một ví dụ điển hình có thể kể đến mô hình này là Apple với chiến lược tạo ra các nền tảng như App Store và iTunes để bán các ứng dụng, bài hát, phim mới với giá hợp lý để bán kèm theo sản phẩm. Các main có giá khá cao như iPhone, iPad, Mac,…

Tuy nhiên, để sử dụng iTunes hoặc App Store, họ phải mua được các sản phẩm chính. Điều này vô tình khiến khách hàng cảm thấy bị mắc kẹt trong hệ sinh thái của Apple.

Một vài ví dụ về mô hình KD
Một vài ví dụ về mô hình KD

Mô hình KD nhượng quyền

Đối với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận quyền giấy phép kinh doanh, nhãn hiệu, tài liệu đào tạo,… và bên nhượng quyền sẽ được phép bán sản phẩm và dịch vụ của bên nhượng quyền. Theo chính sách, bên nhận quyền sẽ trả phí nhượng quyền hoặc một tỷ lệ phần trăm thu nhập nhất định theo thỏa thuận.

Một trong những ví dụ thành công nhất của mô hình nhượng quyền là McDonald’s, với các nhà hàng được nhượng quyền chiếm 93% tổng số nhà hàng.

Như vậy, toàn bộ bài chia sẻ trên đây của chúng tôi là những thông tin mà các bạn cần nắm được khi tìm hiểu về mô hình kinh doanh. Hy vọng rằng bài tham khảo của chúng tôi sẽ giúp các bạn gặp nhiều thuận lợi khi tìm kiếm cho mình một mô hình KD phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *