SEO Manager là gì? Kiến thức và Kỹ năng cần có của một SEO Manager

Sự ra đời của quảng cáo trực tuyến (Digital marketing) khiến cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn và cũng tạo ra khá nhiều ngành nghề mới, trong đó có SEO. Vì vậy, Seo Manager cũng là một nghề mới. Thực tế đã chứng minh một chiến lược SEO hiệu quả thực sự luôn cần có sự dẫn dắt của Seo Manager. Vậy Seo Manager là gì? Làm nghề Seo Manager cần phải có những kiến thức và kỹ năng nào?

SEO Manager là gì? Kiến thức và Kỹ năng cần có của một SEO Manager
SEO Manager là gì? Kiến thức và Kỹ năng cần có của một SEO Manager

SEO Manager là gì?

SEO là quá trình tối ưu hóa content, website nhằm đưa website lên thứ hạng cao nhất trên trang tìm kiếm của Google. Tuy nhiên, mục tiêu này ngày càng khó thực hiện khi Google liên tục cập nhật thuật toán mới.

Theo đó, Seo Manager hay còn gọi là Seo Leader cần có sự đánh giá SEO một cách tổng thể, quản lý và lên kế hoạch của phòng SEO. Sau đó sẽ cùng với nhóm digital marketing chạy chiến dịch hiệu quả đồng thời tối ưu content, website, social media,…

SEO Manager là nhà quản lý SEO
SEO Manager là nhà quản lý SEO

Khi có hàng ngàn website cùng viết về một chủ đề, cung cấp cùng một loại sản phẩm/dịch vụ thì trách nhiệm của một nhà quản lý SEO là phải định hướng nội dung, làm sao để lôi kéo được đúng đối tượng khách hàng đến với website của mình.

Vậy cụ thể công việc của một SEO Manager là gì?

>> Xem thêm: Dịch vụ SEO chất lượng – Đưa website lên đỉnh cao

Công việc của Seo Manager là gì?

Công việc của nhà quản lý SEO là:

  • Cần biết cách tối ưu content, website, social media,…
  • Quản lý nội dung có trên website của mình;
  • Xây dựng cộng đồng online và chăm sóc;
  • Xây dựng hệ thống backlink;
  • Lên kế hoạch, tổ chức các chiến dịch SEO dài hạn;
  • Quản lý trang web và phân tích đối tượng khách hàng;
  • Quản lý các dự án SEO và tổng quát hơn là digital marketing;
  • Nghiên cứu hệ thống từ khóa;
  • Phân tích thị trường;
Nhà quản lý SEO phải thực hiện nhiều công việc để tăng độ nhận diện cho thương hiệu và tăng doanh thu
Nhà quản lý SEO phải thực hiện nhiều công việc để tăng độ nhận diện cho thương hiệu và tăng doanh thu

Ban đầu có nhiều người nghĩ công việc của Seo Manager không khác gì Marketing Manager. Vì mục đích của cả 2 đều là tăng độ nhận diện cho thương hiệu và bán hàng. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu sâu hơn thì sẽ thấy công việc của người quản lý SEO đòi hỏi kiến thức chuyên môn và một chút kỹ năng.

Vậy kiến thức và kỹ năng mà một nhà quản lý SEO cần có là gì?

>> Xem thêm: Cách áp dụng kiến thức từ khóa học SEO vào việc tối ưu hóa trang web của bạn.

Một Seo Manager cần có những kiến thức nào?

Trước khi trở thành một quản lý SEO thì bạn phải là một chuyên gia SEO. Cho nên, bạn cần trau dồi những kiến thức này:

Nắm bắt chính xác tâm lý và hành vi của người dùng

Việc nắm bắt chính xác tâm lý và hành vi của người dùng sẽ giúp một quản lý SEO hiểu rõ hơn đối tượng khách hàng mình nhắm đến. Hiểu vì sao họ lại thực hiện click link, like và share nội dung và chọn mua sản phẩm/dịch vụ của đơn vị.

Khả năng kể chuyện

Khả năng storytelling hoàn toàn khác với một copywriting. Một quản lý Seo biết cách kể câu chuyện sẽ luôn biết cách sắp xếp ý tưởng để kể ra một câu chuyện hợp lý, thống nhất. Còn copywriting thì sẽ dùng sức mạnh của ngôn từ để diễn đạt câu chuyện đó.

Phân tích dữ liệu

Trước khi đi sâu hơn vào SQL, Looker, Excel,… thì một quản lý SEO phải có các kiến thức nền tảng về cơ sở dữ liệu, phân tích dữ liệu nào có vấn đề để đưa ra phương pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

Nghiên cứu

Nghiên cứu mà chúng tôi muốn đề cập đến ở đây chính là điều tra khách hàng để biết về trải nghiệm, mong muốn của khách hàng. Từ đó, đưa ra cách thức để giải quyết vấn đề và thỏa mãn mong muốn của khách hàng.

UX (User Experience) và thiết kế

Là một quản lý SEO chẳng cần là một chuyên gia thiết kế nhưng ít ra cũng phải có con mắt thẩm mỹ. Quản lý SEO phải chọn được những thiết kế chất lượng nhất cho website của mình và phù hợp với trải nghiệm của người dùng.

Một nhà quản lý SEO chuyên nghiệp không thể không có kiến thức về UX và thiết kế
Một nhà quản lý SEO chuyên nghiệp không thể không có kiến thức về UX và thiết kế

Copywriting

Như đã đề cập đến ở trên, một quản lý SEO cũng cần có kiến thức về copywriting để có thể lựa chọn những từ ngữ hay và truyền tải thông điệp có ý nghĩa tốt đẹp đến với khách hàng của mình. Từ đó, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Thiết kế và sử dụng video hiệu quả

Đối với nhiều doanh nghiệp thì video là kênh truyền thông cực kỳ quan trọng. Video là một phần không thể thiếu trong social media marketing. Và người quản lý SEO phải biết cách tạo ra những video hấp dẫn, hữu ích cho người dùng và sử dụng link video một cách hợp lý để đạt hiệu quả nhận diện thương hiệu.

Có kiến thức về số liệu và excel

Đây được xem là bước tiếp theo của dữ liệu và phân tích. Khi đã phân tích các loại dữ liệu thì một quản lý SEO cần tổng hợp tất cả các số liệu vào một spreadsheet trên excel để theo dõi số liệu và đặt mục tiêu rõ ràng.

Có kiến thức về HTML và CSS

Một quản lý SEO cần có những kiến thức về code để phục vụ cho việc triển khai SEO trên blogspot, email design, landing page,…

Nhà quản lý SEO giỏi cần có kiến thức về HTML và CSS
Nhà quản lý SEO giỏi cần có kiến thức về HTML và CSS

>> Xem thêm: Dịch vụ quảng cáo Google trọn gói – Công cụ quan trọng để xây dựng thương hiệu trực tuyến

Trải nghiệm khách hàng (Customer Experience – CX)

Một quản lý Seo giỏi thì luôn không ngừng nghĩ về khách hàng. Từ đó, khi thiết kế giao diện của form tư vấn, hộp thư cho đến viết content cho các chiến dịch marketing sẽ hiệu quả hơn.

SEO và content marketing

Một quản lý SEO cần có tất tần tật các kiến thức liên quan đến SEO như: SEO on-page, SEO off-page, content marketing (blog, video, slideshow, audio,…) link off page đến các yếu tố kỹ thuật để tối ưu công cụ tìm kiếm khác.

Có kiến thức về quảng cáo trả phí

Quảng cáo trả phí được coi là đối thủ của SEO trên SERP. Tuy nhiên, sẽ rất hiệu quả trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu và bán hàng nếu một quản lý SEO biết tận dụng và sử dụng kết hợp 2 công cụ SEO và Google Ads.

Và trong digital marketing thì quảng cáo trả phí còn bao gồm: Facebook Ads, Twitter, Instagram, SEM, Pinterest, banner, tài trợ truyền thông và ad display. Một quản lý SEO cần phải có kiến thức về tất cả những hình thức quảng cáo trả phí này thì mới có thể xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.

PR (Public Relations)

PR – một phương pháp để quảng bá thông tin nhằm thu về sự chú ý và tăng độ nhận diện cho thương hiệu doanh nghiệp. Công tác PR gồm các hoạt động liên quan đến hệ báo chí, truyền thông, inbound PR.

CRO

CRO là từ viết tắt của Conversion Rate Optimization, là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, từ là marketing ở giai đoạn đáy của phễu. Một quản lý SEO chuyên nghiệp cần biết cách tăng tỷ lệ chuyển đổi từ người đọc sang khách hàng tiềm năng và từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự và khách hàng thân thiết.

Để thực hiện được thì người quản lý Seo phải có các kỹ năng để tăng tỷ lệ chuyển đổi từ nhiều kênh khác nhau như CTA, landing page, Advertisement, content,…

Và đó là những kiến thức mà một SEO Manager cần có. Tuy nhiên, dù được trang bị đầy đủ những kiến thức kể trên nhưng thiếu đi những kỹ năng dưới đây thì bạn chưa thể trở thành một nhà quản lý SEO thực sự. Vậy kỹ năng cần có của SEO Manager là gì?

>> Xem thêm: Sử dụng Majestic SEO để nghiên cứu và phân tích liên kết trang web

Kỹ năng cần có của một SEO Manager

Nhà quản lý SEO cần có tầm nhìn chiến lược

Một nhà quản lý SEO thì luôn phải có khả năng phát triển tầm nhìn chiến lược cũng như xây dựng 1 kế hoạch SEO bám chặt vào mục tiêu của doanh nghiệp. Khi có tầm nhìn chiến lược thì sẽ giúp nhà quản lý SEO định hình được phương thức marketing phù hợp và dự đoán SEO dài hạn sẽ mang đến lợi ích gì cho công ty theo thời gian.

Nhà quản lý SEO hơn ai hết cần hiểu rõ các phương thức SEO

Từ chiến lược marketing, nhà quản lý SEO cần triển khai được ra các phương thức cụ thể. Trong đó, quản lý SEO cần nắm rõ các cách để tối ưu công cụ tìm kiếm trên cả 3 phương diện là: kỹ thuật, offpage và onpage. Đương nhiên, để có được các kỹ năng SEO thì nhà quản lý SEO phải tìm hiểu và học tập.

Content marketing

Content SEO là một kỹ năng đặc biệt mà một nhà quản lý SEO cần có. Bởi content giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong SEO. Công việc khi nhà quản lý SEO kết hợp được content marketing và SEO cần làm đó là:

  • Tập trung nghiên cứu từ khóa, ưu tiên cho các từ khóa dài (Long – Tail);
  • Lên kế hoạch để xây dựng chiến lược marketing;
  • Đầu tư thời gian để tạo ra các content thực sự chất lượng và hữu ích đối với độc giả;
  • Chia sẻ content trên nhiều nền tảng;
  • Phân tích và đánh giá chiến lược;
Nhà quản lý SEO cần có kỹ năng xây dựng content marketing
Nhà quản lý SEO cần có kỹ năng xây dựng content marketing

>> Xem thêm: SEO từ khóa – Quy trình tối ưu hóa từ khóa để nâng cao thứ hạng trang web

Phân tích và đánh giá

Một nhà quản lý SEO còn cần có kỹ năng phân tích và đánh giá. Từ việc phân tích kết quả, nhà quản lý SEO có thể thấu hiểu về khách hàng để rút ra những bài học để xây dựng chiến lược SEO phù hợp và hiệu quả hơn.

Thực tế, một số công ty lớn sẽ thuê cả đội nhóm làm công việc phân tích insight riêng thì nếu muốn trở thành nhà quản lý SEO bạn cần tự mình học hỏi và trau dồi kỹ năng phân tích và insight nếu muốn tăng lợi thế cho web của mình trong SEO.

Để phân tích và insight được thì nhà quản lý SEO cần hiểu về KPI và những chỉ số biểu thị sự thành công. Tức là quản lý SEO phải biết cách đo lường những kết quả của hiện tại, đem so sánh với những chiến dịch marketing đang triển khai. Tiếp đến là nghiên cứu insight và sau đó thì điều chỉnh chiến lược SEO hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, nhà quản lý SEO cũng cần nghiên cứu và hiểu về đối thủ. Tức là phải dành thời gian để tìm hiểu về website của đối thủ, so sánh với đối thủ. Điều này giúp nhà quản lý SEO nhận thấy khoảng cách cũng như cơ hội, học hỏi được kinh nghiệm để đưa ra những cải thiện hiệu quả mà vẫn tối ưu chi phí nhất.

Hiểu về thương hiệu và tham gia công tác quản lý thương hiệu

Một nhà quản lý SEO giỏi dù không phải một chuyên gia về thương hiệu của doanh nghiệp thì chí ít họ cũng phải hiểu thương hiệu là gì? Thương hiệu có ảnh hưởng như thế nào đến công việc SEO Manager.

Chính vì vậy, nhà quản lý SEO không chỉ giỏi quản trị web và xây dựng content, tối ưu website mà hơn thế còn phải hiểu về thương hiệu. Khi đã thực sự hiểu về thương hiệu doanh nghiệp thì nhà quản lý SEO sẽ xây dựng được nội dung và chiến lược SEO phù hợp nhất.

Tham gia quản trị nhân sự và team building

Quản lý nhân sự chưa bao giờ là việc dễ dàng, nhất là đối với một nhà quản lý SEO thì càng cần phải có kỹ năng này. Vì SEO Manager luôn phải làm việc với đội nhóm, biết cách phân bố tài nguyên, tạo ra những động lực đồng thời đảm bảo quy trình thực hiện chiến dịch SEO diễn ra thuận lợi nhất.

Người quản lý SEO phải có kỹ năng quản trị nhân sự và team building
Người quản lý SEO phải có kỹ năng quản trị nhân sự và team building

Chú ý: Nếu website của bạn đã hoàn chỉnh, đã SEO mà mãi không thăng hạng thì nguyên nhân có thể là do quy trình mà bạn đang tiến hành có vấn đề. Và để quản trị nhân sự và team building hiệu quả thì một nhà quản lý SEO cần:

  • Chọn lọc nhân sự;
  • Đặt kỳ vọng vào nhân sự;
  • Tạo động lực cho nhân sự;
  • Phát triển nhân sự;

Kết hợp các phòng ban liên quan

Để xây dựng được một chiến lược SEO khả thi và thực hiện thành công thì nhà quản lý SEO cần sự hỗ trợ của nhiều phòng ban. Cũng chính vì vậy mà nhà quản lý SEO phải biết cách phối hợp các bên liên quan. Chẳng hạn như:

  • Quản lý những dự án SEO;
  • Thương mại điện tử (E – Commerce);
  • Nhãn hiệu (Brand);
  • PR;
  • Thu mua;
  • Agency;
  • Google;

Trên đây là khái niệm SEO Manager là gì? Những kiến thức và kỹ năng cần có của một nhà quản lý SEO. Tựu chung lại, để trở thành một nhà quản lý SEO chuyên nghiệp, đòi hỏi bạn phải được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản của một chuyên gia SEO.

Đồng thời, SEO Manager cũng cần thành thạo cả về kỹ thuật và tư duy cùng các kỹ năng mềm cần có. Bên cạnh đó, những kiến thức và kỹ năng được nhắc đến trong bài viết, nhà quản lý SEO khi dùng sẽ giúp quản lý chiến lược SEO chặt chẽ, đưa ra những mục tiêu hợp lý, tiến hành các phương thức offpage, onpage và kỹ thuật hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *