Technical SEO là gì? Cách thức tối ưu hiệu quả nhất hiện nay

Thông thường quá trình SEO website sẽ có 3 công việc chính gồm SEO Offpage, SEO Onpage và Technical SEO. Đặc biệt trong đó Technical SEO đảm nhiệm vai trò rất quan trọng, phối hợp cùng hai yếu tố còn lại để SEO website đạt hiệu quả như mong muốn. Để hiểu rõ hơn Technical SEO là gì và các cách thức tối ưu, hãy cùng điểm qua những thông tin chi tiết qua bài viết chia sẻ sau đây.

Technical SEO là gì?

Technical SEO hay hay còn được biết tới là kỹ thuật SEO. Theo đó đây là quá trình tối ưu hóa những yếu tố kỹ thuật cho trang Web và việc thu thập dữ liệu, lập ra chỉ mục để đáp ứng yêu cầu từ công cụ tìm kiếm. Từ đó có thể cải thiện được thứ hạng của website.

Technical SEO là gì?
Technical SEO là gì?

Như vậy nó có tác dụng hạn chế một cách tối đa những sự cố khi công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, truy cập, hiểu và lập ra chỉ mục website.

Những công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên những trang Web tuân thủ những quy tắc quản trị web mà họ đã đặt ra. Với Google, điều mà họ quan tâm đến là mức độ thân thiện với người dùng, dễ truy cập và tính chính xác. Nhìn chung, Technical SEO là quá trình giúp cải thiện những yếu tố thủ thuật SEO giúp gia tăng số lượng truy cập tự nhiên trên website mà không mất bất kỳ khoản chi phí nào.

>> Xem thêm: Đạt thành công với dịch vụ SEO đáng tin cậy và hiệu quả

Nguyên nhân Technical SEO quan trọng với website

Bất cứ một công cụ tìm kiếm nào cũng mong muốn cung cấp những nội dung hữu ích, liên quan nhất tới người dùng. Trong trường hợp bạn có một trang Web với nội dung hấp dẫn, hay, muốn nhiều người biết tới thì không phải post bài lên là xong.

Technical SEO là kỹ thuật vô cùng quan trọng, giúp nâng cao hiệu suất website
Technical SEO là kỹ thuật vô cùng quan trọng, giúp nâng cao hiệu suất website

Nếu yếu tố kỹ thuật không được tối ưu hóa, Bot Google sẽ không tìm thấy website này để lập chỉ mục và thu thập dữ liệu. Điều này dẫn tới việc trang Web không được xếp hạng và khó tiếp cận tới người dùng.

Tóm lại, Technical SEO là kỹ thuật vô cùng quan trọng, giúp nâng cao hiệu suất website, đem với các lợi ích cụ thể sau đây:

  • Cải thiện tốc độ tải website
  • Điều hướng cho những công cụ tìm kiếm.
  • Tăng độ bảo mật website.
  • Giúp khả năng tương thích được cải thiện.
  • Tăng lượng traffic tự nhiên dành cho website.

Các yếu tố quan trọng nhất trong Technical SEO

Với quy trình thực hiện, các yếu tố quan trọng cần được xem xét để có thể kiểm tra kỹ thuật SEO web gồm có:

  • Khả năng tương thích với điện thoại di động.
  • Internal link, External link.
  • Cấu trúc website.
  • Tốc độ tải trang.
  • Lỗi thu thập dữ liệu.
  • Duplicate content/Thin content.
  • Hình ảnh, alt text.
  • Cấu trúc URL.
  • Độ bảo mật website.
  • Trang 404.
  • Thẻ Canonical.
  • Chuyển hướng 301.
  • Sitemap XML.
Các yếu tố quan trọng nhất trong Technical SEO
Các yếu tố quan trọng nhất trong Technical SEO

Một trang Web đáp ứng những tiêu chuẩn từ công cụ tìm kiếm phải đảm bảo tốc độ tải nhanh, tính an toàn khi người dùng truy cập, điều hướng website rõ ràng, không chứa những liên kết, nội dung trung lập, dễ dàng thu thập thông tin và dễ thao tác. Ngoài ra trang Web cần thiết lập hệ thống để hỗ trợ cho người dùng khi tải trang gặp những sự cố như chuyển hướng trang 301, lỗi 404,.

Bên cạnh đó một website tối ưu phải có phần cấu trúc dữ liệu thật rõ ràng để những công cụ tìm kiếm có thể hiểu nội dung trên website và thu thập dữ liệu một cách dễ dàng. Thông thường yếu tố này được thể hiện ở dạng sitemap XML và lược đồ. Nhưng cũng không nên quá tối ưu Technical SEO. Vì điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng SEO và độ tự nhiên của một trang Web.

>> Xem thêm: Bước tiến mới trong đào tạo SEO: Khóa học chuẩn SEO tiên tiến.

Cách thức cơ bản để tối ưu Technical SEO

Nếu bạn là 1 SEOer mới, đầu tiên phải tập làm quen với các yếu tố cơ bản trong Technical SEO. Cụ thể

Cách thức cơ bản để tối ưu Technical SEO
Cách thức cơ bản để tối ưu Technical SEO

Khả năng tương thích với điện thoại di động

Google hiện tại đã ưu tiên việc lập chỉ mục website và thu thập thông tin từ quan điểm của người dùng di động. Nếu trang Web không thân thiện với thiết bị di động thì khi xếp hạng tại công cụ tìm kiếm sẽ gặp rất nhiều bất lợi.

Ngay cả những trang Web chuyên nghiệp cũng đang gặp phải những sự cố khi người dùng trực tiếp tiếp truy cập trên các thiết bị di động. Thông thường phải có góp ý từ người dùng hoặc các khiếu nại thì vấn đề này mới được phát hiện, cải thiện.

Để có thể phát hiện những lỗi phát sinh này, có thể dùng công cụ Google Search Console. Google sẽ kiểm tra và thông báo những lỗi chưa được tối ưu hóa trên trang Web để bạn có thể cải thiện.

Cải thiện vấn đề liên quan tới liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ là yếu tố không thể bỏ lỡ khi tối ưu Technical SEO. Hệ thống liên kết nội bộ sẽ giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin trên trang Web một cách dễ dàng và người dùng có thể trực tiếp khám phá nội dung những website thuận tiện nhất.

Hệ thống liên kết nội bộ sẽ giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin trên trang Web một cách dễ dàng
Hệ thống liên kết nội bộ sẽ giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin trên trang Web một cách dễ dàng

Liên kết nội bộ được xây dựng một cách nhất quán, chặt chẽ sẽ giúp nổi bật từ khóa và tạo dòng chảy traffic giữa những website có số lượng truy cập lớn tới những website mới được xây dựng. Do đó khi tạo nội dung trên website, cần cố gắng chèn 1 tới 3 liên kết nội bộ và phải hợp ngữ cảnh. Chính điều này sẽ giúp độ hiệu quả SEO web được tăng cao, công cụ tìm kiếm cũng lập chỉ mục nội dung web nhanh hơn.

Ngoài những lợi ích trên thì bạn cũng cần kiểm tra những đường dẫn này tại website của bản thân. Những website được trỏ tới có thể bị xóa bỏ hoặc di chuyển. Chính điều này dẫn tới liên kết đặt trên trang Web bị hỏng.

Theo đó khi kiểm tra những liên kết nội bộ trên trang Web, bạn phải lưu ý những yếu tố sau đây:

  • Độ sâu lần nhấp.
  • Liên kết bị hỏng.
  • Những trang mồ côi.

>> Xem thêm: Các bước cần thiết để thực hiện quản trị website chuyên nghiệp

Tối ưu Thin content/ Xóa bỏ Duplicate content

Duplicate content (nội dung trùng lặp) là những khối nội dung trùng lặp xuất hiện tại những domain khác hoặc trên cùng domain. Còn thin content là các bài viết không chuyên sâu hoặc có độ dài quá ngắn. Việc tồn tại các nội dung này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng SEO web.

Tối ưu Thin content/ Xóa bỏ Duplicate content để tối ưu Technical SEO
Tối ưu Thin content/ Xóa bỏ Duplicate content để tối ưu Technical SEO

Theo đó để có thể kiểm tra duplicate content hay thin content trên trang Web, dưới đây là các công cụ vô cùng thông dụng mà bạn nên sử dụng:

  • Raven Tools.
  • Audit Website.

Lỗi thu thập dữ liệu

Thông thường lỗi thu thập dữ liệu sẽ xảy ra nếu công cụ tìm kiếm đang cố gắng truy cập vào website nhưng không thành công vì những sự cố xảy ra. Chính điều này sẽ cản trở tới xếp hạng website trên những công cụ tìm kiếm. Chính vì vậy bạn nên tìm cách hạn chế số lần truy cập của công cụ tìm kiếm không thành công.

Lỗi thu thập dữ liệu sẽ xảy ra nếu công cụ tìm kiếm đang cố gắng truy cập vào website nhưng không thành công
Lỗi thu thập dữ liệu sẽ xảy ra nếu công cụ tìm kiếm đang cố gắng truy cập vào website nhưng không thành công

Thông thường những lỗi thu thập dữ liệu ở mức độ cơ bản gồm có:

  • Lỗi website.
  • Lỗi URL.

Bạn có thể check những lỗi thu thập dữ liệu qua việc cài đặt Google Search Console cho trang Web và kiểm tra những thông báo.

Alt text, hình ảnh

Thêm Alt text, tối ưu hình ảnh là cơ hội tốt để có thể tăng hiệu quả SEO. Alt text sẽ hỗ trợ hiển thị những hình ảnh khi người dùng tiến hành tìm kiếm bằng những văn bản mô tả.

Khi thêm Alt text cho ảnh sẽ giúp bài viết gia tăng khả năng tiếp cận tới nhiều người dùng hơn. Chính điều này đem tới những tác động tích cực cho xếp hạng website.

Cách thức đặt Alt text trong Technical SEO hiệu quả cần những yếu tố sau đây:

  • Thẻ Alt mô tả nội dung hình ảnh cụ thể nhất để có thể phân biệt được nó với những hình ảnh khác khi cùng xuất hiện tại kết quả tìm kiếm.
  • Thẻ Alt của những hình ảnh trên website là duy nhất, độc lập và không trùng lặp.
  • Thẻ cần súc tích, ngắn gọn và có tối đa 125 ký tự.
Thêm Alt text, tối ưu hình ảnh là cơ hội tốt để có thể tăng hiệu quả SEO
Thêm Alt text, tối ưu hình ảnh là cơ hội tốt để có thể tăng hiệu quả SEO

>> Xem thêm: Quy trình SEO cơ bản để đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm

Cấu trúc URL

Tối ưu hóa cấu trúc URL sẽ giúp gia tăng khả năng nhận diện của website và giúp người dùng dễ nhớ hơn. Theo đó những quy tắc phải lưu ý khi bạn đặt URL gồm có:

  • Chỉ dùng chữ cái thường và không có dấu.
  • Những từ phải cách nhau bằng dấu “-”.
  • Tránh dùng ngày tháng và những ký hiệu đặc biệt ví dụ như “#, &,…”.
  • URL nên đặt ngắn gọn để làm nổi bật từ khóa và không nên nhồi nhét từ khoá.

Trang 404

Lỗi 404 là lỗi thường gặp khi nhập sai URL hay truy cập vào 1 URL đã bị xóa, sửa. Bạn cần tối ưu web để có thể cải thiện trải nghiệm của người dùng bằng các cách sau đây:

  • Cung cấp cho người dùng những lựa chọn khác với những nội dung liên quan.
  • Thiết lập cấu trúc phần header, footer, menu cho trang 404 như những trang thông thường khác để người dùng chuyển tiếp tới trang khác một cách dễ dàng.
  • Điều hướng người dùng tới những trang khác.
  • Dùng những từ ngữ lịch sự, thân thiện để thông báo trang này không khả dụng.
Lỗi 404 là lỗi thường gặp khi nhập sai URL hay truy cập vào 1 URL đã bị xóa, sửa
Lỗi 404 là lỗi thường gặp khi nhập sai URL hay truy cập vào 1 URL đã bị xóa, sửa

Chuyển hướng 301

Hiện tại việc chuyển hướng 301 là điều hướng người dùng tới website mới 1 cách toàn bộ với những lý do như:

  • Trang cũ đã chuyển qua trang khác.
  • Trang cũ bị lỗi.
  • Khi 1 trang bị xóa đi.
  • Khi domain website được chuyển đổi.

Trong kĩ thuật SEO, thiết lập chuyển hướng 301 vô cùng quan trọng. Trong trường hợp không cài đặt phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả SEO và trải nghiệm của người dùng.

Theo đó để cài đặt chuyển hướng 301 dành cho website, có thể thực hiện theo các cách sau đây:

cho trang web bạn có thể thực hiện bằng cách:

  • Chỉnh sửa bằng plugin ở WordPress.
  • Trực tiếp chỉnh sửa trên code.

>> Xem thêm: Thủ thuật SEO – Các phương pháp và kỹ thuật nâng cao hiệu quả SEO

Thẻ Canonical

Thẻ Canonical (“rel= canonical”) chính là cách thông báo dành cho công cụ tìm kiếm về 1 URL là phiên bản của 1 URL gốc khác mà bạn đang muốn hiển thị ở kết quả tìm kiếm. Như vậy nói cách khác tác dụng của thẻ Canonical là hợp nhất những URL tương tự nhau về nội dung trên những đường dẫn khác nhau.

Thẻ Canonical hợp nhất những URL tương tự nhau về nội dung trên những đường dẫn khác nhau
Thẻ Canonical hợp nhất những URL tương tự nhau về nội dung trên những đường dẫn khác nhau

Với Technical SEO thì việc dùng Canonical sẽ đem tới hiệu quả thiết thực và tránh gây ra những trùng lặp về nội dung URL, gây cản trở tới công cụ tìm kiếm. Theo đó thẻ Canonical sẽ chỉ định 1 URL chính mà bạn đang muốn người dùng nhìn thấy ở kết quả tìm kiếm thay thế những kết quả tương tự. Bên cạnh đó nó còn giúp bot Google không bị mất thời gian thu thập những dữ liệu từ những trang Web có nội dung trùng lặp nhau.

Sơ đồ Sitemap XML

Sitemap đảm nhiệm vai trò như 1 bản đồ điều hướng những trình thu thập dữ liệu tự động tìm tới trang Web của bạn. Đặc biệt là những trang quan trọng có chứa thông tin sản phẩm, dịch vụ.

Theo đó việc tạo ra sơ đồ XML cho website vô cùng đơn giản, đặc biệt là với những trang Web trên WordPress. Đối với trường hợp trang Web của bạn dùng Rank Math SEO hay plugin Yoast SEO thì khi đó sitemap XML sẽ được tạo ra tự động. Nếu không thì bạn vẫn có thể dùng những công cụ khác ví dụ như Screaming Frog để tạo ra sitemap XML.

Khi Sitemap XML đã hoàn thiện, bạn gửi sơ đồ tới cho Google thông qua Google Search Console. Theo đó bạn phải đảm bảo sao cho sơ đồ XML đáp ứng những yêu cầu sau đây:

  • Đã được đăng ký Google Search Console.
  • Sạch sẽ.
  • Cập nhật.
  • Ngắn gọn.
Việc tạo ra sơ đồ XML cho website vô cùng đơn giản
Việc tạo ra sơ đồ XML cho website vô cùng đơn giản

Cấu trúc website

Thông thường vai trò của cấu trúc website rất quan trọng. Nó giống một bộ khung hình cho toàn bộ trang Web và tạo ra mối liên kết chặt chẽ cho những nội dung trong website. Cấu trúc của một trang Web rõ ràng sẽ giúp cho người dùng tìm kiếm nội dung một cách nhanh chóng và níu chân người dùng lâu hơn.

Đặc biệt đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho công cụ tìm kiếm có thể hiểu cũng như lập chỉ một website dễ dàng.

Việc điều hướng, thiết lập cấu trúc trang Web khi tối ưu hóa website là điều cần thiết để có thể tạo ra sự thành công của SEO. Ngoài ra một trang Web xây dựng cấu trúc tốt thông thường sẽ cung cấp những sitelink hiển thị tại trang chính của kết quả tìm kiếm. Do đó đây là một trong những lợi thế lớn dành cho website.

Theo đó những bước để có thể tạo ra cấu trúc Web cơ bản gồm có:

  • Xây dựng nên cấu trúc phân cấp.
  • Tạo ra điều hướng trong HTML/CSS.
  • Tạo ra cấu trúc URL điều hướng phân cấp.
  • Tạo ra Menu trên Header liệt kê những danh mục.
  • Tạo ra cây phân cấp và không quá 3 mức.
  • Xây dựng nên liên kết nội bộ dành cho trang Web.

Như vậy Technical SEO là 1 phần không thể nào thiếu để có thể hoàn thiện trang Web và tăng mức độ thân thiện với những công cụ tìm kiếm. Hy vọng với những thông tin được cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ Technical SEO là gì và nắm bắt những kĩ thuật giúp tối ưu SEO web một cách hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *