Ahrefs là một công cụ kiểm tra backlink cực kỳ hiệu quả và được giới SEOer sử dụng rất nhiều. Nhưng muốn kiểm tra backlink với Ahrefs, bạn phải hiểu ý nghĩa của những chỉ số mà công cụ này ghi nhận được. Trong đó, URL Rating (UR) và Domain Rating (DR) là 2 chỉ số quan trọng, góp phần cải thiện thứ hạng website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về 2 chỉ số của Ahrefs này nhé!
Tìm hiểu về chỉ số URL Rating trong Ahrefs
Chỉ số url rating là gì?
Trong Ahrefs, URL Rating được viết tắt là UR. Cụm từ này được dùng để đánh giá mức độ tin tưởng và sức mạnh của một link nào đó. Điểm đánh giá này sẽ dựa trên các liên kết ngược (backlink) mà liên kết đó nhận được. Chính vì vậy, backlink chất lượng đóng quyết định đến độ tin tưởng của UR.
Khi dữ liệu do Ahrefs cung cấp, đính kèm với UR sẽ là các con số cụ thể, thang điểm từ 1 đến 100. Các con số này chính là chỉ số UR. Vậy chỉ số Url Rating là gì, có ý nghĩa như thế nào?
>> Xem thêm: Thiết kế website chuyên nghiệp chuẩn SEO để tăng cường hiệu quả kinh doanh
Ý nghĩa của chỉ số url rating là gì?
Chỉ số UR được dùng để đánh giá mức độ tin tưởng và sức mạnh của một liên kết nào đó. Chỉ số này được giới hạn từ 1 đến 100 điểm. Chỉ số UR càng lớn thì liên kết đó càng mạnh và độ tin tưởng càng cao. Chỉ số UR càng cao thì khả năng lớn cao website đó sẽ đứng thứ hạng top trên trang kết quả tìm kiếm.
Tựu chung lại, chỉ số UR ảnh hưởng không nhỏ đến thứ hạng của một trang web. Trong khi thông số này có được là nhờ vào chất lượng và số lượng của backlink. Điều này cũng có nghĩa là để cải thiện chỉ số UR để cải thiện thứ hạng cho website thì bạn sẽ phải tập trung xây dựng hệ thống backlink trỏ về website của mình thật chất lượng.
>> Xem thêm: Dịch vụ viết content website đa ngành – Phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh.
Kinh nghiệm giúp mọi SEOer tăng chỉ số url rating để cải thiện thứ hạng website
Như đã đề cập ở trên, để có điểm UR cao thì cách duy nhất là xây dựng hệ thống backlink mạnh về chất lượng. Thứ mà người làm SEO lúc này chính là những liên kết ngược giá trị chứ không phải càng nhiều càng tốt. Vậy phải làm thế nào để có được backlink chất lượng? Dưới đây là một vài gợi ý:
Xây dựng liên kết ngược từ các website có cùng nội dung
Hiện nay, content là một trong những yếu tố then chốt nhất để duy trì sự phát triển của website. Trong đó, công việc chèn liên kết ngược vào trong một bài viết cũng không kém phần quan trọng. Bởi đó chính là cách một SEOer điều hướng Boot Google đến với trang của mình.
Việc tiếp theo đó là giữ chân người dùng. Khách hàng có dừng lại website của bạn lâu hay không, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào những nội dung mà bạn tạo ra trên website có thực sự hữu ích và hướng đến khách hàng?
Cũng liên quan đến vấn đề này, việc bạn chia sẻ nội dung bài viết để điều hướng người dùng đến với website của bạn cũng rất quan trọng. Việc làm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của những liên kết ngược nhận về.
Tóm lại, việc của bạn là phải chia các nội dung đó lên các website có cùng nội dung, cùng lĩnh vực. Trong đó, nội dung của cả 2 website phải bảo đảm có sự tương đồng và cũng tương tự như nhau. Có vậy, những backlink bạn xây dựng mới đạt chất lượng cao và phát huy được giá trị.
Xây dựng liên kết ngược từ những website của PageRank cao
PageRank (PR) là một yếu tố giúp website được đánh giá cao trên các công cụ tìm kiếm như Google hay không. Thông thường, đối với những trang web có PageRank cao thì thứ hạng trên Google luôn rất được ưu tiên.
Chính vì vậy, đối với những người làm công việc SEO mà nói thì nếu họ xây dựng được backlink trên những PR này sẽ là cực kỳ tốt. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng trang web của bạn.
Các trang web PageRank cao thường sẽ có chỉ số từ 6 trở lên. Ví dụ như những trang web của nước ngoài hoặc các mạng xã hội lớn hoạt động tại Việt Nam. Tức là, hướng đặt backlink hữu ích nhất đó là đặt ở những trang web có chỉ số PageRank thấp nhất từ 6 trở lên.
Trong trường hợp bạn cố tình đặt backlink vào những website mới có chỉ số PR là N/A thì việc làm của bạn được coi là vô nghĩa. Bởi những backlink bạn đặt vào các website này không mang lại giá trị gì và không thể khiến thứ hạng trang của bạn thay đổi.
Lựa chọn vị trí đặt backlink cũng rất quan trọng
Các SEOer giàu kinh nghiệm chia sẻ rằng bạn xây dựng được backlink chất lượng đã là tốt nhưng tốt hơn nữa bạn phải chọn được vị trí đẹp để đặt liên kết ngược đó. Bởi đặt backlink ở những vị trí tốt sẽ mang lại hiệu quả cao.
Nếu bạn thực sự muốn cải thiện chỉ số Url Rating qua việc đẩy mạnh chất lượng backlink thì cần đầu tư một chút cho một số dịch vụ rao bán liên kết ngược giá rẻ. Thông qua việc mua bán này, bạn sẽ được yêu cầu vị trí tùy ý cho việc đặt backlink.
Chẳng hạn, bạn có thể chọn đặt liên kết ngược tại Header hay Sidebar. Bởi đây là 2 vị trí được đánh giá là mang lại hiệu quả cao cho backlink. Nhưng trên thực tế, giải pháp hữu ích nhất mà các SEOer hiện nay đó là sử dụng liên kết ngược đúng với nội dung và văn cảnh của bài viết.
Không chỉ Url Rating là chỉ số dùng để đánh giá chất lượng trang và xếp hạng web mà còn một chỉ số cũng rất quan trọng nữa, luôn được giới làm SEO chú ý đến đó là Domain Rating. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về chỉ số này ngay sau đây nhé!
>> Xem thêm: Silo là gì và chiến lược phân loại và tối ưu hóa nội dung trang web
Tìm hiểu kỹ hơn về chỉ số Domain Rating trong Ahrefs
Chỉ số Domain Rating là gì?
So với chỉ số UR thì Domain Rating có phạm vi lớn hơn. Bởi DR thể hiện sức mạnh và chất lượng cả tên miền của một website. SEOer đánh giá mức độ uy tín của một tên miền cũng thông qua DR. Sức mạnh của tên miền sẽ được tính toán dựa trên tất cả số lượng và chất lượng của hệ thống liên kết ngược.
Tương tự như UR, thang đo của DR cũng được tính tứ 1 cho đến 100. Và điểm số càng cao thì chứng tỏ tên miền đó càng mạnh. Vậy thực chất chỉ số Domain Rating biểu thị điều gì?
Chỉ số Domain Rating nói lên điều gì?
Chỉ số DR càng cao thì trang web càng được đánh giá tốt về chất lượng. Tuy nhiên, chỉ số DR cao hay thấp lại phụ thuộc vào số lượng backlink SEOer xây dựng được nhiều hay ít.
Điểm đáng chú ý là những liên kết ngược được tạo ra này vẫn phải bảo đảm xây dựng trên những trang web có chỉ số DR cao. Vậy muốn tăng chỉ số DR cho trang web cần SEO phải làm sao?
Bí quyết tăng chỉ số Domain Rating nhằm thay đổi thứ hạng cho website
Để có thể cải thiện được chỉ số DR theo chiều hướng tăng cao hơn cho trang web cần SEO, bạn có thể áp dụng 2 hướng giải quyết mà chúng tôi gợi ý dưới đây:
1. Xây dựng liên kết ngược trên các trang web có sẵn DR cao
Bạn có thể lựa chọn xây dựng backlink trên các website, diễn đàn, Guest Post hay blog comment,… Nhưng hãy chỉ tìm kiếm những trang có chỉ số DR cao để đặt liên kết ngược vào đó.
Số lượng liên kết ngược từ các trang web có chỉ số DR cao càng nhiều thì trang web của bạn sẽ được đánh giá cao và chất lượng hơn rất nhiều. Điều này cũng chính là yếu tố giúp thứ hạng của trang web được cải thiện trên trang kết quả của các máy tìm kiếm.
2. Tăng chỉ số DR lên cao hơn nhờ công cụ link của Google
Hiện nay, phần lớn dân làm SEO thường chọn cách tăng chỉ số DR cao hơn bằng cách sử dụng link của Google. So với cách xây dựng liên kết ngược trên các website có chỉ số DR cao thì việc nhờ tăng chỉ số DR nhờ công cụ link Google hiệu quả hơn.
Để có thể sử dụng hiệu quả công cụ link của Google để tăng chỉ số DR, bạn có thể vào ô tìm kiếm của Google để truy vấn danh sách liên kết ngược của Google để tăng chỉ số DR. Tiếp theo, bạn sẽ dùng những tên miền này để kiểm tra thử.
Ban đầu bạn chỉ nên test site vệ tinh, không nên trực tiếp test site chính của mình. Bởi nếu các link điều hướng mà về thẳng site chính thì sẽ rất khó kiểm soát.
Chú ý: Việc làm này sẽ là một sự mạo hiểm nếu trang web cần SEO còn mới. Do đó, nếu website bạn muốn SEO cũng còn mới thì nên cân nhắc kỹ trước khi chọn cách tăng chỉ số DR bằng công cụ link của Google.
>> Xem thêm: Social – Tận dụng sức mạnh của mạng xã hội trong chiến lược tiếp thị
Tổng kết
Như vậy, nội dung bài viết đã chia sẻ đến bạn chi tiết khái niệm Url Rating là gì, Domain Rating là gì? Chỉ số UR và DR có ý nghĩa như thế nào với dân làm SEO. Đi kèm khái niệm là những cách giúp tăng các chỉ số UR và DR để cải thiện thứ hạng cho website.
Hi vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp mọi SEOer nâng cao chỉ số Domain Rating và chỉ số Url Rating. Từ đó, đẩy thứ hạng trang cần SEO của mình lên top tìm kiếm. Việc này giúp quảng bá tốt thương hiệu, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và giúp doanh nghiệp “bạo thu”.
Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về các chỉ số trong Ahrefs, cách cải thiện thứ hạng cho web hay tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về SEO,… Bạn có thể để lại thắc mắc tại phần comment của bài viết hoặc liên hệ số hotline hiển thị trên web để nhận giải đáp nhanh chóng nhất.
Trân trọng!