Với nghề SEO, mỗi liên kết đều đóng một vai trò hết sức quan trọng. Các liên kết thường tồn tại 2 thuộc tính là Nofollow và Dofollow. Đây cũng là 2 thuật ngữ quen thuộc trong SEO nhưng nếu bạn chưa thực sự tỏ tường Nofollow, Dofollow là gì, cách nhận biết 2 thuộc tính này như thế nào. Hay Nofollow và Do-follow cái nào tốt hơn và làm sao sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất? Bạn dành vài phút xem bài viết này nhé!
Tìm hiểu khái niệm Nofollow, Dofollow là gì?
Trước khi chia sẻ về cách sử dụng Nofollow, Do-follow trong quá trình tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO), chúng tôi muốn bạn hiểu rõ 2 khái niệm này được nhắc đến trong SEO như thế nào.
Follow là gì?
Follow trong tiếng anh có nghĩa là đi theo. Công cụ tìm kiếm (Google) sẽ sử dụng con bot của mình để tiến hành đọc website của bạn. Google sẽ đọc web của bạn bằng cách đi theo các liên kết mà bạn đã xây dựng trước đó để đến được những đường dẫn khác. Từ đó, chúng ta dễ dàng định nghĩa được Nofollow và Dofollow là gì.
Dofollow là gì?
Muốn website của bạn nhận được đánh giá cao từ Google thì link Do-follow đóng một vai trò tương đối quan trọng. Vì thuộc tính Do-follow được đánh giá là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ website của bạn đặt liên kết đến những nội dung giá trị và Google sẽ muốn giới thiệu liên kết đó đến người dùng khi họ truy vấn.
Do-follow là liên kết nhận link juice từ website của page này sang page khác. Theo đó, các con bot của Google sẽ thông qua đường dẫn đó để vào trang web mà bạn giới thiệu. Nếu như trang web bạn điều hướng đến tốt, uy tín thì Google sẽ đánh giá cao website của bạn. Có thể kết luận rằng: Link Do-follow là một liên kết mang lại lợi ích cho SEO.
Mỗi link Do-follow được công nhận sẽ được tính là một backlink. Do đó, đây chính là loại liên kết mà bạn rất cần để có thể hỗ trợ mình trong việc SEO Top cho website. Nếu Do-follow là link tốt thì Nofollow là gì?
>> Xem thêm: Thiết kế website cao cấp – Tạo dựng hình ảnh đẳng cấp cho thương hiệu của bạn
Nofollow là gì?
Trong SEO, khái niệm link Nofollow hoàn toàn đi ngược lại với khái niệm Dofollow. Theo đó, Nofollow là liên kết không được nhận từ link juice do đã bị gắn thẻ rel=”Nofollow” trong HTML của website.
Liên kết dạng Nofollow thường không được khuyến khích sử dụng khi công cụ tìm kiếm dò qua. Link Nofollow được tồn tại thông qua thuộc tính rel mà các SEOer đặt trong đường dẫn như: rel=”nofollow”.
Nếu backlink của bạn có thuộc tính rel=”nofollow” đồng nghĩa rằng những con bot của Google sẽ kết luận liên kết đó là không an toàn. Thời điểm này, SEOer cần cho Google biết để lập chỉ mục cho nó. Và Google sẽ rò vào đường dẫn để index.
Vậy link Nofollow và Do-follow ảnh hưởng như thế nào đến quá trình SEO top cho website.
Nofollow và Dofollow ảnh hưởng thế nào đến quá trình SEO website?
Nofollow là thuộc tính liên kết mới được thêm vào vài năm gần đây. Mục đích của link là hạn chế việc các seoer spam content, chẳng hạn như việc comment lung tung link vào các blog dù chẳng có gì liên quan đến web của mình.
Thuộc tính Nofollow còn cho phép các webmaster hạn chế phần lớn những seoer vô ý thức. Mặc dù giá trị của liên kết có thuộc tính Nofollow bị giảm sút nghiêm trọng, gần như chỉ bằng 1/100 của link Do-follow nhưng thuộc tính Nofollow vẫn rất cần thiết trong SEO.
Trong phần tìm hiểu khái niệm Nofollow, Dofollow là gì, bạn cũng phần nào hiểu được tầm quan trọng của các liên kết này, nhất là vai trò của thuộc tính Do-follow trong SEO. Theo đó, link Do-follow ảnh hưởng trực tiếp tới pagerank của website.
Trang web của bạn nếu có càng nhiều link đến từ một web uy tín khác thì mức độ quan trọng của website bạn càng được tăng cao. Điều này cũng có nghĩa rằng website của bạn sẽ có cơ hội rank ở vị trí cao hơn trên trang kết quả của máy tìm kiếm.
Ngược lại, nếu website của bạn chứa các backlink không chất lượng, nội dung website mà bạn điều hướng đến không có nội dung giá trị, bổ ích cho người dùng thì web của bạn sẽ bị đánh giá thấp. Điều này ảnh hưởng đến pagerank, thậm chí làm pagerank sụt giảm mạnh.
Tựu chung lại, dù giá trị của link Nofollow chỉ bằng 1/100 của Do-follow nhưng cả 2 thuộc tính này đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong SEO. Vậy làm sao để biết đâu là link Nofollow và Dofollow?
>> Xem thêm: Dịch vụ quản trị web – Cập nhật và quản lý nội dung liên tục
Cách nhận biết link Nofollow và Dofollow là gì?
Khi đọc một bài viết bất kỳ mà tác giả có để một đường dẫn sang một website khác, người đọc thường sẽ không quan tâm và cũng không biết đâu là link No-follow và Do-follow. Họ chỉ cần nội dung bài viết đó chất lượng, đủ cuốn hút để tiếp tục đọc và click vào link đó để đọc nữa.
Tuy nhiên, với dân làm SEO thì khác, họ sẽ luôn tìm cách theo dõi từng link No-follow và Do-follow nên việc phân biệt 2 thuộc tính này khá quan trọng. Đối với các SEOer biết một chút về HTML thì chỉ cần nhấn phím F12 và xem thẻ <a> nếu thấy thẻ có thuộc tính rel=“nofollow” thì đó chính là link nofollow.
Nhận biết link dofollow thì chỉ cần làm tương tự như trên, trên thẻ <a> có thuộc tính rel=“dofollow” thì liên kết được trích dẫn là link an toàn dofollow. Tuy nhiên, không phải SEOer nào cũng có thể đọc được code nên nếu bạn không thể thì hãy tận dụng những tiện ích mà các trình duyệt mang lại.
Chẳng hạn, bạn dùng trình duyệt FireFox thì có tiện ích bổ sung “NoDoFollow”. Bạn dùng Chrome thì có tiện ích mở rộng Nofollow. Các tiện ích này sẽ tô đậm các link có chứa thuộc tính rel=“nofollow”. Nhờ đó, bạn dễ dàng nhận biết chính xác đâu là link nofollow và đâu là liên kết an toàn dofollow.
>> Xem thêm: Link wheel là gì? – Chiến lược xây dựng liên kết vòng trong SEO
Hai thuộc tính Nofollow và Dofollow, cái nào tốt hơn?
Đây luôn là thắc mắc của không ít SEOer. Về mặt lý thuyết link do-follow giống như một thông báo cho Google biết rằng “Trang web mà tôi giới thiệu rất an toàn, hãy index nó đi”. Trang mà bạn liên kết tới sẽ được +1 điểm trong thuật toán xếp hạng của Google và website của bạn cũng được hưởng ké lợi ích.
Còn nếu bạn đặt link có thuộc tính rel=“nofollow” thì tức là bạn muốn nói với Google rằng “Tôi không chắc chắn link này là an toàn và sẽ không chịu trách nhiệm nếu trang được link tới không tốt”. Điều này đồng nghĩa rằng Google sẽ đánh giá web kia, tăng cho web đó lượt traffic chứ không cộng điểm.
Tuy nhiên, sẽ rất thiếu tự nhiên nếu website của bạn chứa toàn link dofollow. Điều này cũng sẽ rất nguy hiểm nếu trang web của bạn là một forum nhưng thành viên đăng bài trên forum lại là SEOer của một web chuyên về cá độ bóng đá hay trang web đen.
Chẳng khác nào bạn đang cố nói với Google rằng website xxx có nhiều nội dung hữu ích hay trang web cá độ bóng đá kia rất đáng tin cậy. Do đó, trong một trang web, link Nofollow và Do-follow đều được Google thích nhưng “ông lớn” sẽ thích thuộc tính do-follow hơn và ít chú ý đến nofollow.
Cách sử dụng link Nofollow và Dofollow chi tiết
Mặc dù rel=“nofollow” không được khuyến khích trong quá trình làm SEO, cũng không được Google quan tâm nhiều như do-follow nhưng thuộc tính liên kết này vẫn có giá trị trong việc Google đánh giá chất lượng của web, chứ không phải đánh giá nội dung có bổ ích cho người dùng không.
Do đó, còn tùy thuộc vào của trang web mà bạn điều hướng người dùng đến giới thiệu như thế nào thì mới đưa ra quyết định có nên trỏ liên kết này hay không. Bạn hoàn toàn có thể đặt cả 2 thuộc tính Nofollow và Do-follow vào trong liên kết nhưng không được cài đặt tất cả liên kết đều là thuộc tính dofollow.
Vì thuật toán của Google rất thông minh, sẽ thừa biết đâu là liên kết chất lượng tự nhiên và đâu là link SEOer cố tình đặt. Bạn chỉ có thể sử dụng cả 2 loại Nofollow và Do-follow sao cho hợp lý nhất. Trên thực tế, rất khó để đưa ra một tỷ lệ link Nofollow và Do-follow nào cho hợp lý, không biết nên đặt liên kết thuộc tính nào nhiều hơn hay ít hơn.
Tuy nhiên, kinh nghiệm là bạn hãy chú ý đến các đợt cập nhật thuật toán mới nhất của Google về link. Bạn sẽ biết Google ưu tiên liên kết nào có traffic, đánh giá cao liên kết nào từ những website chất lượng có cùng chủ đề với trang web của bạn để từ đó đặt link thuộc tính Nofollow hay Do-follow có ích hơn cho SEO.
>> Xem thêm: Traffic – Lưu lượng truy cập đến trang web của bạn
Cách kiểm tra link Nofollow và Dofollow đơn giản nhất
Như đã chia sẻ trong phần nhận biết Nofollow và Do-follow ở trên, các SEOer mới vào nghề hoặc không chuyên về HTML sẽ khó mà biết đâu là link Nofollow và Dofollow. Do đó, chúng tôi chia sẻ đến bạn cách kiểm tra liên kết thuộc tính đơn giản nhất bằng cách cài đặt tool check trên Chrome để check out link. Các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Mở trình duyệt Chrome, nhấp vào phần “Cài đặt”, tại phần công cụ khác, bạn chọn mục “tiện ích mở rộng”.
- Bước 2: Từ giao diện màn hình, bạn kéo chuột xuống cuối cùng, bạn click mục “tải thêm tiện ích”.
- Bước 3: Bạn gõ “nofollow” vào ô tìm kiếm ở góc trái màn hình. Màn hình xuất hiện hàng loạt tiện ích có chứa từ khóa bạn vừa gõ. Bạn tìm đúng tiện ích Nofollow và bấm chọn thêm vào Chrome.
- Bước 4: Màn hình xuất hiện thông báo hỏi rằng bạn có muốn thêm tiện ích không thì bạn bấm vào thêm tiện ích. Bạn tắt trình duyệt Chrome và bật lại là có thể sử dụng được tiện ích Nofollow để kiểm tra thuộc tính link.
Với tiện ích này, bạn dễ dàng check được backlink Nofollow và Do-follow một cách hết sức dễ dàng. Bên cạnh cách dùng tool hỗ trợ như trên, bạn có thể view source, tìm kiếm thuộc tính rel=“nofollow”. Nếu màn hình không xuất hiện chữ nofollow nào thì mặc định liên kết đó là dofollow.
Vậy là chúng tôi đã chia sẻ đến bạn khái niệm dofollow là gì, nofollow là gì. Cách nhận biết 2 thuộc tính liên kết này. Biết thuộc tính nào quan trọng hơn với SEO và cách sử dụng rel=“nofollow” và do-follow sao cho hợp lý,… Hi vọng rằng với những thông tin trong bài viết có thể giúp ích cho bạn trong việc đặt backlink cho từng bài viết.
Nếu cần giải đáp bất cứ thắc mắc nào liên quan đến 2 thuộc tính liên kết trên, bạn vui lòng liên hệ số hotline hiển thị trên web.
Trân trọng!