Trong thời đại 4.0, việc tiếp thị hay kinh doanh trên nền tảng social network dường như không còn tồn tại rào cản nào. Mọi sản phẩm/dịch vụ dễ dàng tiếp cận được với đông đảo khách hàng tiềm năng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh doanh thu. Vậy Social Network là gì, quan trọng như thế nào trong Digital Marketing? Làm sao xây dựng cộng đồng khách hàng lớn mạnh trên Social Network? Bạn nếu có cùng mối quan tâm, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Social Network là gì?
Social Network chính là mạng xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông định nghĩa mạng xã hội hoạt động tương tự như một hệ thống cung cấp đến cộng đồng người sử dụng dịch vụ lưu trữ. Song song với đó là các tiện ích như chia sẻ, tìm kiếm, sử dụng, trao đổi thông tin với nhau.
Các dịch vụ này gồm có: tạo trang thông tin cá nhân, trò chuyện (chat) trực tuyến, diễn đàn (forum), chia sẻ hình ảnh/âm thanh và hàng loại dịch vụ khác. Mạng xã hội giúp người dùng kết nối dễ dàng với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, khách hàng,… một cách dễ dàng.
Bạn có thể dùng mạng xã hội truy cập nhưng một website như: Facebook, Pinterest, Twitter hoặc dùng mạng xã hội như 1 app dành cho di động, máy tính như: zalo, tinder. Mỗi mạng xã hội được tạo ra đều có mục đích. Có thể vì mục đích kinh doanh, mục đích xã hội hoặc kết hợp cả 2.
Bất chấp sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt, Facebook vẫn là mạng xã hội đứng đầu và phổ biến nhất với số lượng người dùng trên 2 tỷ. Theo sau là Instagram, Twitter, Pinterest. Tuy nhiên, sau thời gian dịch covid diễn ra, mạng xã hội Tiktok mới của Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc, nguy cơ Facebook sẽ bị soán ngôi.
>> Xem thêm: Thiết kế website chuyên nghiệp với giao diện đẹp mắt và dễ sử dụng
Một số tính năng chính của mạng xã hội là gì?
Theo tổng kết từ một số social hiện nay thì mạng xã hội có những tính năng chính sau:
- Tính năng gọi video call, trò chuyện trực tuyến (gửi tin nhắn riêng tư hoặc theo nhóm, tin nhắn thoại);
- Chia sẻ “cả thế giới” với hình ảnh, link, video, văn bản và rất nhiều dữ liệu khác;
- Các tính năng tương tác như: chia sẻ, bình luận, thể hiện cảm xúc với nút like;
- Tìm kiếm profile/ thông tin;
- Tính năng tham gia hoặc tự tạo trang cộng đồng (fanpage)/group;
- Tạo các bài viết note;
- Và rất nhiều tính năng khác;
Vậy với những tính năng này, mạng xã hội sẽ hoạt động như thế nào?
Các hoạt động chủ yếu trên những mạng xã hội là gì?
Social Network mở ra một thế giới ảo nhưng đây lại là nơi có thể khiến tất cả mọi người kết nối với nhau một cách vô điều kiện. Thực tế, mỗi nền tảng mạng xã hội sẽ có cách triển khai cơ chế hoạt động riêng theo một thuật toán riêng. Nhưng theo đánh giá thì hoạt động chung trên các Social đều khá tương đồng:
Liên kết thông tin cá nhân
Đây được xem là hoạt động cơ bản trên mọi nền tảng mạng xã hội hiện nay. Tất cả các “ông lớn” social như Facebook, Tiktok, Twitter đều tập trung xây dựng và phát triển nền tảng miễn phí. Mục đích là thu hút số lượng lớn người dùng chia sẻ thông tin cá nhân như sở thích, công việc, nơi ở, tuổi tác,…, chia sẻ hình ảnh, câu chuyện của mình và tương tác với hoạt động của những người khác.
Tạo lập và chia sẻ hồ sơ cá nhân
Hồ sơ cá nhân không chỉ là một trang kết nối đơn thuần mà còn là nơi để người dùng lưu trữ các thông tin. Những thông tin này thường sẽ được định dạng video, hình ảnh, website, thiết kế,… Đây là cơ sở để các đối tác hoặc nhà tuyển dụng tham khảo.
Thực tế, ngoài giải trí đơn thuần, mạng xã hội còn là nơi lý tưởng để mỗi người sử dụng tạo dựng được thương hiệu mang tính cá nhân hoặc tổ chức. Từ đó, thúc đẩy doanh thu trong kinh doanh hoặc có nhiều cơ hội hơn trong công việc.
>> Xem thêm: Dịch vụ viết content website định vị thương hiệu – Lan tỏa giá trị và thông điệp.
Triển khai quảng cáo và marketing
Mạng xã hội của bây giờ được đánh giá là “mảnh đất màu mỡ” giúp triển khai các hoạt động quảng cáo, tiếp thị dễ dàng hơn. Khi lên ý tưởng, xây dựng và thực hiện bất cứ chiến lược digital marketing nào, người dùng đều phải dành thời gian nghiên cứu để lựa chọn được nền tảng social phù hợp.
SEO cũng là một phần rất quan trọng của mỗi chiến lược digital marketing. Hiện nay, các SEOer thường sử dụng tính năng backlink social bookmarking để tìm kiếm backlink cho trang web của mình. Tính năng này mang lại nhiều lợi ích cho việc tối ưu trang web để thân thiện với các công cụ tìm kiếm như Facebook.
Ước tính hàng năm, người dùng của Việt Nam có thể chi trăm triệu USD để có thể triển khai được các chiến dịch tiếp thị trên facebook và những nền tảng xã hội khác. Mạng xã hội ngày nay không chỉ để giải trí mà còn là cầu nối hiệu quả giữa người dùng với các sản phẩm của doanh nghiệp.
Social Network có ảnh hưởng đến thế nào đến các chiến dịch Digital Marketing
Sự vận hành của 3 yếu tố trên các mạng xã hội
Mạng xã hội đang dần trở thành một phần không thể thiếu của mỗi chiến dịch digital marketing. Nếu nhìn nhận mạng xã hội từ khía cạnh tiếp thị số thì một nền tảng social sẽ vận hành phân tầng theo 3 yếu tố là:
- Nhà cung cấp nền tảng hoặc nhà phát triển;
- Người sáng tạo các nội dung;
- Những người tiếp cận nội dung;
Ở 3 yếu tố nêu trên thì người sáng tạo ra nội dung và người tiếp cận nội dung có thể được hoán đổi vị trí cho nhau. Nhóm những người tiếp cận đơn giản là những người tiếp cận nội dung đơn thuần.
Nhóm người này dùng mạng xã hội chủ yếu nhằm mục đích tạo lập thông tin cá nhân, kết nối trao đổi thông tin với những người dùng khác hoặc đơn giản hơn chỉ để giải trí.
Trong khi đó, những người chuyên sáng tạo nội dung thường sẽ là tổ chức doanh nghiệp hoặc cá nhân. Nhiệm vụ chính của đội ngũ sáng tạo nội dung là xây dựng ý tưởng, tạo ra các nội dung đa dạng, chủ đề phong phú để thu hút người xem và tăng tương tác.
Với các tổ chức doanh nghiệp sẽ sử dụng mạng xã hội như một công cụ để tăng cường sự nhận diện, tầm ảnh hưởng của thương hiệu. Từ đó, đến gần hơn với khách hàng và biến họ thành khách hàng tiềm năng.
>> Xem thêm: Domain – Khái niệm và yếu tố quan trọng trong tên miền website
Mạng xã hội đã hỗ trợ các chiến lược digital marketing như thế nào?
Chính từ nhu cầu thực tế của đông đảo người dùng mạng xã hội, những nền tảng social network lớn như Twitter, Facebook,… ngày càng tập trung vào việc phát triển tính năng đa dạng hơn, xây dựng hệ sinh thái phong phú. Từ đó giúp doanh nghiệp triển khai chiến lược tiếp thị thu hút thêm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
Đặc biệt, những thuật toán mà mỗi mạng xã hội sử dụng sẽ chú trọng hơn đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp bán hàng. Đồng thời, không ngừng nâng cao trải nghiệm của người dùng và đề xuất những nội dung phù hợp và hữu ích nhất với người độc giả.
Thực tế, doanh thu chủ yếu của những nền tảng social đều đến từ hoạt động quảng cáo. Nhờ vậy, người dùng không phải trả phí khi triển khai các chiến dịch tiếp thị trên trang cá nhân của mình. Tuy nhiên, vẫn có một số mạng xã hội thu phí của người dùng, cụ thể là nền tảng hẹn hò tinder.
Tựu chung lại, sự phát triển như vũ bão của các mạng xã hội đã giúp cá nhân, doanh nghiệp triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả và tối ưu chi phí quảng cáo hơn rất nhiều. Nhưng không phải ai cũng biết cách xây dựng cộng đồng khách hàng đông đảo hơn trên các nền tảng social.
Cách xây dựng cộng đồng khách hàng lớn mạnh trên Social Network
Để xây dựng được cộng đồng khách hàng đông đảo trên nền tảng mạng xã hội, bạn cần hoạch định và triển khai chiến lược một cách rõ ràng. Từ việc định hình nhóm người sử dụng cho đến việc tạo những tính năng cập nhật trạng thái. Dưới đây là 5 bước giúp bạn tạo lập cộng đồng khách hàng lớn mạnh trên social network:
1. Xác định cộng đồng khách hàng mà bạn muốn hướng đến
Mạng xã hội ra đời với mục đích chủ yếu là đáp ứng những yêu cầu nhất định của người dùng. Nhưng thay vì làm mọi việc một cách cảm tính, mông lung khiến vấn đề tài chính hao phí thì bạn hãy “động não” để xác định nhóm đối tượng mục tiêu mà mình hướng đến ngay từ đầu.
Khi bạn hiểu rõ insight của cộng đồng khách hàng như sở thích, những điều khách hàng không thích thì bạn sẽ thấu hiểu và đúc kết được yếu tố tâm lý của người tiêu dùng. Nhờ vậy, việc tìm kiếm thông tin, cách xây dựng ý tưởng và triển khai chiến lược tiếp thị bạn sẽ đáp ứng được nhu cầu người dùng và thành công thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Thực tế chứng minh, bạn không thể mãi đi theo một lối mòn cũ đã có sẵn trên thị trường. Mà bạn cũng cần đưa ra những đột phá khác biệt vào những thời điểm then chốt, dẫn đầu xu hướng khi tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mà thị trường chưa từng tồn tại.
Đây cũng là lý do vì sao bạn luôn cần thu thập nhân khẩu, những dữ liệu về tâm lý học, xu hướng tìm kiếm của người dùng. Việc này sẽ luôn đồng hành cùng bạn và tiếp thêm sức mạnh để bạn có được nguồn ý tưởng phong phú, kích thích bạn tạo ra những gì mình muốn.
2. Chọn lọc và xây dựng các chức năng, tính năng phù hợp
Việc chọn lọc, xây dựng các tính năng, chức năng phù hợp luôn là tiền để để bạn sở hữu được cộng đồng khách hàng chất lượng ngay từ đầu. Điều quan trọng là bạn phải xác định được phương hướng phát triển cho cộng đồng khách hàng đó.
Những tính năng, chức năng thường sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của việc nhận diện thương hiệu trong cộng đồng người dùng đó. Do đó, bạn hãy dành thời gian tập trung nghiên cứu nhu cầu và thu thập dữ liệu của người dùng.
Trên thực tế, mức độ ảnh hưởng và lan tỏa của website đến cộng đồng khách hàng sẽ dựa vào tầm nhìn tổng thể của chính trang web đó. Vì vậy, bạn hãy chia nhỏ mọi thứ thành những danh mục cụ thể, chi tiết.
Chẳng hạn, chức năng người dùng, chức năng quản trị, chức năng quảng cáo. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định loại dữ liệu nào được lưu lại, phạm vi nội dung được đăng tải, cách khách hàng đăng ký và bạn sẽ dùng công cụ nào để tự động hóa.
3. Lựa chọn ứng dụng công nghệ phù hợp
Bạn cần xác định phương hướng phát triển cụ thể của cộng đồng khách hàng trên nền tảng social của mình. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia. Bạn sẽ tiết kiệm được chi phí nhưng những gì bạn cần vẫn được đảm bảo.
Bạn có thể tự mình làm mọi thứ với việc áp dụng các CMS như: Ning, Drupal, Ruby on Rails, .Net. Tiếp theo, bạn sẽ phân tích những nền tảng mạng xã hội đang có chỗ đứng trên thị trường và những công nghệ mà họ đang dùng. Tìm hiểu đối thủ sẽ giúp bạn tìm ra nhiều vấn đề và tạo dựng được nhiều cơ hội cho social của mình.
>> Xem thêm: PBN là gì và cách sử dụng mạng lưới blog riêng
4. Thiết lập được cấu trúc nền tảng
Sau khi đã tạo được danh sách những tính năng dành riêng cho cộng đồng khách hàng, bạn cần bắt tay vào việc xây dựng hệ thống website. Dưới đây là 3 yếu tố giúp bạn thành công khi chọn truyền thông social network:
- Dịch vụ khách hàng: Để triển khai dịch vụ chăm sóc khách hàng, bạn có thể hợp tác với công ty lưu trữ. Đơn vị này sẽ giúp bạn có được giải pháp lưu trữ, củng cố nền tảng social mà bạn đang muốn xây dựng.
- Cơ chế bảo mật: Bạn cần sử dụng một hệ thống bảo mật chuyên nghiệp, uy tín, mang lại cảm giác an tâm, đảm bảo nguồn tin cho khách hàng tham gia mạng xã hội của bạn. Họ sẽ không còn lo bị hack tài khoản hay bị đánh cắp thông tin cá nhân.
- Khả năng mở rộng: Khi xây dựng nền tảng social, bạn cần dự đoán khả năng tăng trưởng của nền tảng trong tương lai. Đưa ra các giải pháp mở rộng nền tảng nhanh chóng và có thể xem được các yếu tố tăng trưởng.
5. Xây dựng tính năng update trạng thái
Bất cứ người dùng mạng xã hội nào cũng muốn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình theo cách tự do nhất. Vì vậy, bạn hãy thiết kế những công cụ hoàn hảo, thiết lập những cập nhật trạng thái thú vị, phong phú để đẩy mạnh trải nghiệm người dùng.
Bạn cũng cần chú ý rằng, những tính năng mà mình xây dựng không thân thiện với người dùng, không khiến họ thích thú thì người dùng cũng nhanh chóng từ bỏ, tránh xa mạng xã hội của bạn ngay lập tức. Chính vì vậy, bạn hãy suy nghĩ và sáng tạo để thiết kế những tính năng cập nhật trạng thái hoàn hảo thực sự.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về mạng xã hội. HI vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn xây dựng thành công cộng đồng khách hàng đông đảo trên Social Network. Nếu cần tư vấn thêm, bạn liên hệ trực tiếp đến số hotline hiển thị trên web để được giải đáp nhanh chóng.
Trân trọng!