SWOT là gì? Quy trình 5 bước xây dựng mô hình SWOT

Kể từ khi ra mắt vào những năm 1970, mô hình SWOT ngày càng được ứng dụng sâu rộng trong các doanh nghiệp. Dựa vào SWOT, người ta có thể phần nào xác định điểm mạnh, điểm yếu cùng cơ hội và thách thức. Vậy cần hiểu một cách chính xác SWOT là gì? Làm thế nào để xây dựng mô hình SWOT?

Mô hình SWOT là gì? SWOT Analysis là gì?

SWOT được viết tắt theo 4 từ tiếng Anh, đại diện cho 4 thành tố, bao gồm:

  • S – Strength: Đại diện cho điểm mạnh
  • W – Weaknesses: Đại diện cho yếu điểm
  • O – Opportunities: Đại diện cho cơ hội
  • T – Threats: Đại diện cho thách thức

Mô hình SWOT là công trình nghiên cứu của nhà kinh tế học Albert Humphrey trong giai đoạn 1960 đến 1970. SWOT chính thức được giới thiệu lần đầu đến công chúng tại Zurich, Thuỵ Sĩ vào năm 1964.

Ảnh 1: SWOT là gì?
SWOT là gì?

Tuy nhiên phải đến năm 2004, mô hình này mới thực sự hoàn thiện và bắt đầu ứng dụng rộng rãi trong phân tích doanh nghiệp. Dựa vào SWOT, phía nhà quản lý doanh nghiệp có thể xác định yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Từ đó xây dựng, thống nhất mục tiêu, kế hoạch.

>> Xem thêm: Tối ưu hóa từ khóa Google với dịch vụ SEO từ khóa google hiệu quả

4 Phân tích yếu tố quan trọng nhất trong mô hình SWOT

Như vừa đề cập trong phần định nghĩa SWOT là gì, mô hình SWOT luôn bao gồm 4 yếu tố cơ bản.

Ảnh 2: Bốn yếu tố cơ bản trong mô hình SWOT
Bốn yếu tố cơ bản trong mô hình SWOT

S – Strength

Mỗi cá nhân hay tập thể đều luôn sở hữu điểm mạnh nhất định. Xét trên bình diện của một doanh nghiệp, điểm mạnh thường là những yếu tố như tiềm lực tài chính, chất lượng sản phẩm dịch vụ, danh sách khách hàng trung thành, thương hiệu có độ nhận diện cao,.. Tất cả sẽ giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong cùng lĩnh vực.

Muốn xác định điểm mạnh, chủ doanh nghiệp cần lần lượt trả lời một số câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi đang làm tốt điều gì?
  • Doanh nghiệp của tôi đang sở hữu nguồn lực nội tại ra sao?
  • Doanh nghiệp của tôi đang sở hữu thế mạnh gì về yếu tố con người, nền tảng kỹ thuật, danh tiếng thương hiệu,.. ?

W – Weaknesses

Theo như trong mô hình SWOT thì điểm yếu chính là yếu tố cản trở hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp hay cá nhân. Muốn cải thiện hiệu quả hoạt động, bạn cần sớm nhận diện điểm yếu và tìm cách xử lý sớm.

Nếu xét trên bình diện hoạt động của một doanh nghiệp, điểm yếu thường xuất phát từ tình hình ngân sách yếu kém. Ngoài ra, doanh thu thấp, thương hiệu chưa tạo dựng được chỗ đứng, chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện,.. Đều xếp vào nhóm điểm yếu.

Sau đây là một vài câu hỏi giúp chủ doanh nghiệp xác định điểm yếu cần giải quyết:

  • Bộ phận hay công việc nào chưa hoàn thành mục tiêu?
  • Vì sao khách hàng lại đánh giá thấp thương hiệu của tôi?
  • Vì sao khách hàng khách hàng không lựa chọn sản phẩm / dịch vụ của tôi mà lại chọn đối thủ?
  • Tình hình tài chính, cơ sở kỹ thuật của doanh nghiệp có đang ổn định hay không?

O – Opportunities

Cơ hội gồm nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hay cá nhân. Việc nhận diện cơ hội rất quan trọng, giúp doanh nghiệp nắm bắt thời cơ, triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

Muốn xác định cơ hội, chủ doanh nghiệp trình tự đặt ra và trả lời những câu hỏi sau:

  • Điều kiện khách quan nào đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo hướng tích cực cho doanh nghiệp của tôi?
  • Chính sách mới ban hành của chính phủ liệu có lợi thế cho doanh nghiệp hay không?
  • Đối thủ đang gặp khó khăn, doanh nghiệp của tôi cần làm gì cần tụng cơ hội này?

T – Threats

Thách thức cũng nằm trong yếu tố bên ngoài ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp hoặc sự phát triển của cá nhân. Trong đó, thiên tai bất thường, dịch bệnh, kinh tế suy thoái,.. Là những thách thức mà doanh nghiệp dễ gặp phải trong quá trình kinh doanh.

Yếu tố thách thức sẽ không thể chủ động kiểm soát. Mà trong tình huống đó, doanh nghiệp cần tìm cách thích nghi, điều chỉnh hoạt động.

Sau đây là những câu hỏi giúp doanh nghiệp phần nào nhận biết thách thức:

  • Chính sách nào mới ban hành có thể thưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp?
  • Đối thủ tiềm năng nào đang nổi lên, đe dọa vị thế của doanh nghiệp?
  • Yếu tố kinh tế suy thoái, sức mua giảm, thiên tai,… Sẽ tác động như thế nào đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp?

>> Xem thêm: Bí quyết thành công trong đào tạo seo: Tư duy chiến lược và kỹ năng thực hành.

Ưu điểm và hạn chế khi áp dụng mô hình SWOT

Trong quá trình tìm hiểu định nghĩa SWOT là gì, bạn nên chú ý phần ưu điểm và hạn chế của mô hình này.

Ưu điểm

Ảnh 3: SWOT không yêu cầu chi phí triển khai lớn
SWOT không yêu cầu chi phí triển khai lớn

Ưu điểm lớn nhất của mô hình SWOT là không tốn phí, đưa ra được kết quả quan trọng và hỗ trợ đưa ra ý tưởng đột phá.

  • Không cần chi phí triển khai lớn: Khi phân tích mô hình SWOT, bạn chỉ cần đầu tư thời gian và chất xám chứ không đầu tư thêm chi phí nào khác. Phía chủ doanh nghiệp cũng không cần phải bỏ tiền thuê chuyên gia mà dễ dàng tự thực hiện thông qua thông tin thu thập trên internet.
  • Cho ra kết quả quan trọng: Kết quả từ quá trình phân tích SWOT giúp người thực hiện có được cái nhìn tổng quan. Từ điểm mạnh cho đến điểm yếu, cơ hội và thách thức. Đây là những kết quả quan trọng hỗ trợ hoạch định chiến lược phát triển trong dài hạn.
  • Hỗ trợ đưa ra đột phá ý tưởng: Nhờ hoạt động phân tích mô hình SWOT, bạn có thể nảy ra nhiều ý tưởng sáng tạo. Từ kết quả tổng quan phân, việc cho ra đời ý tưởng mới không còn quá khó khăn.

Hạn chế

Ảnh 4: Kết quả phân tích từ mô hình SWOT chỉ mang tính chung chung
Kết quả phân tích từ mô hình SWOT chỉ mang tính chung chung

Song song với một số ưu điểm thì mô hình cũng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định về mặt kết quả phân tích.

  • Kết quả phân tích chưa mang tính chuyên sâu: Bốn yếu tố trong SWOT chưa thực sự mang tính chuyên sâu. Chính vì thế, kết quả phân tích còn nhiều hạn chế, chưa đề ra được hướng giải quyết cụ thể.
  • Phân tích vẫn trên dựa trên tính chủ quan: Kết quả phân tích từ mô hình SWOT chủ yếu thiên về phán đoán cá nhân, chưa xét nhiều đến khía cạnh khách quan. Người thiết lập mô hình chưa thực sự chắc chắn giữa các yếu tố phân tích.
  • Không cung cấp hướng giải quyết cụ thể: SWOT chủ yếu chỉ cung cấp hướng giải quyết cụ thể. Cách thức khắc phục đưa ra chỉ mang tính chung chung, không chi tiết cụ thể.
  • Còn phải bổ sung nhiều: Trường hợp muốn hoàn thiện kế hoạch triển khai, bạn không thể chỉ dựa vào thông tin cung cấp từ SWOT. Thay vào đó, bạn cần tiến hành bổ sung thêm thông tin cần thiết. Chẳng hạn như khảo sát thăm dò thực tế.

>> Xem thêm: Giải pháp thuê quản trị website chuyên nghiệp và hiệu quả

Biến thể của mô hình SWOT

Trường hợp chỉ tập trung vào 4 yếu tố cơ bản thì SWOT luôn bộc lộ hạn chế nhất định. Chính vì vậy mà người ta đã tìm cách mở rộng mô hình này thông qua 4 chiến lược bổ sung. Bao gồm:

  • Chiến lược bổ sung S-O: Tập trung tận dụng cơ hội sẵn tác động từ bên ngoài có. Nhằm tối ưu hóa nguồn lực mà doanh nghiệp đang sở hữu. Tuy nhiên dạng chiến lược bổ sung này chỉ phù hợp áp dụng trong ngắn hạn.
  • Chiến lược bổ sung W-O: Tập trung tận dụng cơ hội hiện tại. Chẳng hạn như khắc phục điểm yếu, hoàn thiện quy trình hoạt động. Tuy vậy chiến dịch W-O đôi khi vẫn bị tụt hậu khi những yếu tố cần cải thiện dần biến mất theo thời gian. Loại hình chiến dịch này thích hợp áp dụng trong giai đoạn trung hạn.
  • Chiến lược bổ sung S-T: Tập trung vào thế mạnh nhằm ứng phó với thách thức từ bên ngoài. Thông qua chiến lược S-T, doanh nghiệp có thể phần nào giảm bớt rủi ro, vượt qua khó khăn hiện tại. Chiến lược này phù hợp áp dụng trong ngắn hạn.
  • Chiến lược bổ sung W-T: Tập trung ứng phó với rủi ro tác động từ bên ngoài. Rủi ro chủ yếu phát sinh từ yếu điểm của doanh nghiệp. Vì thế, lãnh đạo doanh nghiệp cần tìm cách khắc phục tồn tại càng sớm càng tốt.
Ảnh 5: Các chiến lược bổ sung cho mô hình SWOT
Các chiến lược bổ sung cho mô hình SWOT

>> Xem thêm: ROI (Return on Investment) và cách tính ROI trong chiến dịch tiếp thị và đầu tư

Quy trình 5 bước thiết lập mô hình SWOT

Quy trình thiết lập mô hình SWOT thường triển khai lần lượt theo 5 bước. Sau đây là hướng dẫn chi tiết.

Bước 1: Tạo ma trận SWOT

Trong bước đầu tiên, bạn sẽ cần tạo ma trận SWOT hội tụ đầy đủ yếu tố cơ bản và yếu tố bổ sung. Sau đó, sắp xếp chúng vào từng vị trí phù hợp nhất.

Ảnh 6: Bắt đầu tạo ma trận SWOT
Bắt đầu tạo ma trận SWOT

Khi tạo xong ma trận SWOT, bạn mới phần nào có được cái nhìn tổng quan và đưa ra hoạch định chiến lược khoa học. Kế tiếp, bạn hãy bắt đầu xác định những yếu tố bên trong rồi tiếp tục điền vào 4 yếu tố cơ bản.

Bước 2: Xác định điểm mạnh

Trong bước thứ 2, bạn hãy xác định và phát huy điểm mạnh trong mô hình. Chiến lược tiến triển theo hướng có lợi, bạn cần dành thời gian nghiên cứu, xác định chính xác điểm mạnh và cơ hội để phối hợp lại cùng nhau.

Bước 3: Xác định rủi ro

Nếu đã nhận diện rõ rủi ro tiềm ẩn, bạn cần biết cách tận dụng và biến đổi chúng thành nhiều chuyện thuận lợi, phát huy thế mạnh đang sở hữu.

Thế nhưng không phải bất kỳ rủi ro nào cũng đều dễ dàng chuyển hóa thành cơ hội. Vì thế, lãnh đạo doanh nghiệp nên tận dụng phối hợp linh hoạt những điều kiện sẵn có.

Bước 4: Tận dụng cơ hội

Trong bước tận dụng cơ hội, bạn phải tìm cách cải thiện yếu điểm nội tại nhằm nắm bắt cơ hội sẽ đến hoặc đang có. Muốn triển khai thành công dạng chiến lược này thì bạn cần nhận diện rõ yếu điểm. Đôi khi bạn phải đầu tư chi phí để cải thiện yếu điểm hiện tại và tận dụng cơ hội đang đến.

Bước 5: Loại trừ rủi ro

Ảnh 7: Loại trừ rủi ro và hoàn thiện chiến lược
Loại trừ rủi ro và hoàn thiện chiến lược

Chiến lược loại trừ rủi ro không giống với việc chuyển hóa rủi ro. Bởi nó tập trung vào rủi ro có khả năng xảy ra bởi những sai sót trong hiện tại. Do vậy, bạn phải tiến hành nhận chuyện kỹ lưỡng, phát hiện và loại trừ sớm yếu tố bất lợi trong hiện tại, nhằm phòng ngừa rủi ro trong tương lai.

>> Xem thêm: Digital marketing – Tăng traffic và tối ưu hóa hiệu quả

Lời kết

Mô hình SWOT rất cần thiết cho hoạt động phân tích, hoạch định đến chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Rất mong rằng phần tổng hợp chia sẻ kiến thức trên đây đã cho bạn giải đáp chính xác cho câu hỏi SWOT là gì!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *