Screaming Frog là gì? Cách sử dụng Screaming Frog cho người mới bắt đầu

Nếu bạn đang phải thực hiện việc kiểm tra và tối ưu Website thì Screaming Frog là công cụ vô cùng hữu ích. Công cụ này giúp audit website vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Vậy Screaming Frog là gì? Có những tính năng gì và cách sử dụng như thế nào? Nếu bạn chưa rõ về phần mềm này thì hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Screaming Frog là gì?

Một website tồn tại nhiều lỗi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả SEO và thứ hạng của từ khóa. Bởi vậy Audit website là việc cần được tiến hành thường xuyên. Và Screaming Frog chính là công cụ giúp bạn thực hiện công việc này. Vậy Screaming Frog là gì? Screaming Frog là một tool crawl thu tập tất cả các dữ liệu của website như hình ảnh, liên kết, CSS,…Nhờ vậy bạn sẽ biết được con “bot” Google nhìn thấy được những dữ liệu gì từ website.

Dựa vào những thông tin Screaming Frog thu thập được bạn dễ dàng phân tích, đánh giá được website của mình. Đây thực sự là một công cụ SEO quan trọng giúp các SEOer tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức. Screaming Frog được cài đặt trên máy tính với các hệ điều hành phổ biến như Windows, Linux, Mac OS. Đây là tool có cả bản trả phí và bản miễn phí. Tất nhiên bản trả phí ngoài những tính năng cơ bản như bản miễn phí thì còn có rất nhiều tính năng vượt trội khác.

Screaming Frog là một tool crawl thu tập tất cả các dữ liệu của website
Screaming Frog là một tool crawl thu tập tất cả các dữ liệu của website

>> Xem thêm: Tăng lưu lượng truy cập cho từ khóa với dịch vụ SEO từ khóa hàng đầu

Ưu nhược điểm của công cụ Screaming Frog

Screaming Frog nhiều người sử dụng bởi công cụ này có những ưu điểm nổi bật như:

  • Cách sử dụng rất dễ dàng.
  • Tool này được tích hợp với công cụ Google Search Console và Google Lighthouse nên rất tiện lợi khi sử dụng.

Mặc dù vậy thì công cụ SEO này cũng có một số nhược điểm như phải chờ đợi rất lâu nếu trang web lớn. Ngoài ra, đây không phải là phần mềm đám mây.

Screaming Frog mang lại lợi ích gì?

Lợi ích chính của công cụ này chính là khả tìm kiếm và lọc ra các hạn chế trong quá trình SEO. Phần mềm giúp bạn tìm thấy những gì thực hiện chưa đúng như các trang trùng lặp, trang chuyển hướng xấu, thiếu dữ liệu meta,…

Đối với SEO, Screaming Frog thể hiện một sức mạnh tuyệt vời. Công cụ này giúp bạn thu thập lỗi liên kết và external, liên kết internal, lỗi máy chủ, URL bị chặn, chuyển hướng, meta data, vấn đề với tiêu đề trang, URL, hình ảnh, kích thước, alt text,…Nhờ vậy SEOer có cái nhìn toàn diện về những yếu tố tác động đến khả năng hiển thị của website trên SERP để kịp thời Audit website giúp tăng thứ hạng và hiệu quả của chiến dịch SEO.

Screaming Frog mang lại nhiều lợi ích cho người làm SEO
Screaming Frog mang lại nhiều lợi ích cho người làm SEO

Cách sử dụng các tính năng quan trọng của Screaming Frog cho người mới bắt đầu

Screaming Frog có rất nhiều tính năng và lợi ích. Nếu bạn mới làm quen với công cụ này thì chắc hẳn còn nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng những tính năng quan trọng của phần mềm này.

Kiểm tra cấu trúc URL – URLs

URL ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả SEO website và độ bảo mật. Nếu URL chứa nhiều tham số và ký tự khó hiểu sẽ khiến quá trình thu thập dữ liệu của “bot” Google mất thời gian, ảnh hưởng đến việc xếp hạng. Ngoài ra còn khiến người dùng bất tiện khi di chuyển. Tính năng kiểm tra cấu trúc URL của công cụ Screaming Frog sẽ giúp bạn lọc ra những URL không chất lượng.

Để kiểm tra cấu trúc URL, bạn chọn tab URL trong công cụ Screaming Frog. Một danh sách các URL sẽ xuất hiện. Bạn kiểm tra từng URL xem có độ dài hợp lý không, có chứa ký tự lạ trong tham số không. Ngoài ra URL phải là duy nhất.

Bạn cũng cần kiểm tra Status Code của URL để xử lý các trải nghiệm không tốt của website.

Kiểm tra cấu trúc URL bằng công cụ Screaming Frog
Kiểm tra cấu trúc URL bằng công cụ Screaming Frog

>> Xem thêm: Đào tạo SEO và quảng cáo Google Ads: Kết hợp hoàn hảo cho chiến dịch marketing.

Kiểm tra mã phản hồi Response Codes

Tính năng này giúp bạn kiểm tra trạng thái các URL và chuyển hướng của URL trên website. Trước tiên bạn cần mở công cụ Screaming Frog và chọn tab Response Codes.

Chọn tab Response Codes
Chọn tab Response Codes

Một list các mã phản hồi của các URL sẽ hiện ra. Bạn có thể kiểm tra từng mã phản hồi bằng cách nhấp chọn “Status Codes”.

Ý nghĩa của một số mã phản hồi như sau:

  • 200 (OK): Response Codes này có nghĩa là URL hoạt động bình thường.
  • 300 (Permanent redirect): Khi xuất hiện Response Codes tức là URL đã tạm thời được chuyển hướng.
  • 404 (Not found): Mã phản hồi này cho biết URL đang liên kết với một trang web không tồn tại.
  • 500 (Server error): Server đang gặp vấn đề như quá tải, hoặc file htaccess bị lỗi,…
  • 503 (Unavailable): Mã phản hồi này cho biết máy chủ của trang web đang tạm ngừng hoạt động.

Cách khắc phục khi URL bị lỗi

  • Đối với mã phản hồi 301, 302, bạn cần kiểm tra lại trang mà URL liên kết tới. Các trang được dẫn tới phải là trang thích hợp.
  • Với mã phản hồi 404: Bạn hãy chỉnh lại trang đích mà URL chuyển hướng đến. Đó phải là trang có nội dung liên kết với nhau.
  • Mã phản hồi 500 và 503: Hãy kiểm tra lại xem máy chủ của website có lỗi gì không.

Sau khi biết được các lỗi, bạn có thể xuất dữ liệu và tải về để thực hiện điều chỉnh chuyển hướng. Theo đó bạn chọn All, lựa chọn lỗi chuyển hướng và nhấn vào “Export”. Khi các lỗi chuyển hướng được khắc phục xong thì chất lượng website sẽ được cải thiện.

Xuất dữ liệu lỗi chuyển hướng
Xuất dữ liệu lỗi chuyển hướng

Kiểm tra thời gian phản hồi trang – Response Time

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm người dùng đó là thời gian phản hồi trang quá chậm. Điều này cũng khiến con bot Google khó khăn và mất thời gian để thu thập thông tin. Công cụ SEO có tính năng giúp bạn kiểm tra thời gian trang web phản hồi. Để kiểm tra tính năng này, bạn vào tab “Internal”. Sau đó chuyển đến cột “Response Time”. Trang web có thời gian phản hồi lâu hơn 2 giây thì bạn cần tối ưu lại cho chúng tải tốt hơn.

Kiểm tra thời gian phản hồi của trang web
Kiểm tra thời gian phản hồi của trang web

Tối ưu hóa hình ảnh – Images

Kích thước ảnh tác động rất lớn đến tốc độ tải trang. Tiêu chuẩn ảnh trước khi upload lên website cần có dung lượng dưới 100KB. Nếu hình ảnh không được tối ưu sẽ khiến tốc độ tải trang chậm và sẽ khiến người dùng có trải nghiệm không tốt.

Công cụ Screaming Frog sẽ giúp bạn kiểm tra lỗi của hình ảnh. Theo đó, bạn hãy nhấp vào tab “Images”. Danh sách tất cả các ảnh trên website sẽ hiện ra cùng với kích thước và URL liên kết đến. Bạn tiến hành kiểm tra từng ảnh và tối ưu kích thước nhỏ hơn 100kb.

Bên cạnh việc tối ưu kích thước, bạn có thể tối ưu thẻ ALT của ảnh để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng khi truy cập vào website.

>> Xem thêm: Thuê quản trị website giúp nâng cao trải nghiệm người dùng

Page Titles

Công cụ Screaming Frog cũng giúp bạn check tất cả các vấn đề liên quan đến tiêu đề của các trang trong website. Để kiểm tra tiêu đề bạn vào tab Page Titles. Tất cả các lỗi của tiêu đề sẽ được hiển thị như: thiếu tiêu đề, tiêu đề bị trùng lặp, tiêu đề quá ngắn hoặc quá dài, trang có nhiều hơn 1 tiêu đề, trang có tiêu đề giống thẻ H1, …Các lỗi tiêu đề được hiển thị trong phần “Overview” hoặc “Filter”. Tùy theo từng lỗi được hiển thị mà bạn cần có phương pháp xử lý phù hợp.

Kiểm tra các lỗi về tiêu đề trang
Kiểm tra các lỗi về tiêu đề trang

Kiểm tra liên kết ngoài – External Link

External Link có vai trò rất quan trọng để tạo uy tín cho người dùng và nâng cao thứ hạng trên SERP. Vì thế bạn cần thường xuyên rà soát lại External Link để phát hiện ra những External Link bị hỏng hoặc link quá ít. Từ đó, bạn loại bỏ các link hỏng hoặc bổ sung thêm link có liên quan đến chủ đề của website.

Theo đó, để kiểm tra External Link, bạn vào tab “External” trên Screaming Frog. Tiếp đó, bạn chọn Address, Content Type hoặc Status Code tùy theo mong muốn của bạn để kiểm tra.

Cách kiểm tra liên kết ngoài của website
Cách kiểm tra liên kết ngoài của website

Kiểm tra thẻ mô tả – Meta Description

Công cụ SEO Screaming Frog cũng giúp bạn kiểm tra Meta Description của các trang. Theo đó bạn chọn tab “Meta Description” trên giao diện của công cụ này. Công cụ sẽ rà soát và trích xuất ra các lỗi của Meta Description như trùng lặp mô tả, thiếu mô tả, có nhiều hơn 1 mô tả hoặc độ dài mô tả quá ngắn hoặc quá dài. Độ dài phù hợp là từ 155-160 ký tự. Bạn hãy chỉnh sửa lại các lỗi được thống kê để trang web hiển thị tốt hơn với các công cụ tìm kiếm.

Vào tab Meta Description để kiểm tra mô tả của trang web đã chuẩn chưa
Vào tab Meta Description để kiểm tra mô tả của trang web đã chuẩn chưa

>> Xem thêm: Ads Break – Giải pháp quảng cáo trên nền tảng video của Facebook

Tạo XML Sitemap

Tính năng tuyệt vời khác của công cụ Screaming Frog đó là tạo sơ đồ cho một website. XML Sitemap giúp lưu trữ các đường link dẫn đến trang chính và trang con của website. Nếu sơ đồ của website được tối ưu tốt sẽ là yếu tố giúp nâng cao thứ hạng tìm kiếm.

Để tạo sơ đồ bạn chọn tab “Sitemaps”. Sau đó chọn “Create XML Sitemap”. Một file Sitemaps sẽ được tạo. Bạn điền các thông số phù hợp vào đây. Tiếp đó bạn kiểm tra External link trên website.

Điền các thông số phù hợp vào file Sitemaps
Điền các thông số phù hợp vào file Sitemaps

Xem trước hiển thị của trang web trên công cụ tìm kiếm

Screaming Frog cũng giúp bạn xem trước trang web sẽ xuất hiện trên  SERP như thế nào. Bạn chỉ cần chọn một URL bất kỳ và chọn “SERP Snippet”. Bạn sẽ thấy URL, tiêu đề và Meta Description xuất hiện trên SERP với hình thức như thế nào. Ngay trên công cụ này bạn cũng có thể thay Title và Meta Description của trang mà không cần vào lại WordPress. Sau khi chỉnh sửa hoàn chỉnh bạn hãy Publish.

Screaming Frog giúp xem trước hiển thị của trang trên SERP
Screaming Frog giúp xem trước hiển thị của trang trên SERP

Kiểm tra thẻ Heading 1

Thẻ H1 nếu được tối ưu tốt sẽ thu hút người dùng nhấp chuột vào. Từ đó giúp website tăng thứ hạng tốt hơn. Thẻ H1 của website cần đạt các tiêu chí: Trang web nào cũng cần có H1, mỗi trang web chỉ có một thẻ H1, độ dài thẻ H1 từ 20-70 ký tự, Thẻ H1 phải chứa từ khóa chính và không trùng lặp với các thẻ khác của website.

Kiểm tra thẻ H1 của website bằng công cụ SEO Screaming Frog
Kiểm tra thẻ H1 của website bằng công cụ SEO Screaming Frog

Kiểm tra Anchor Text bằng công cụ Screaming Frog

Nhờ có công cụ SEO này, bạn dễ dàng kiểm tra được các anchor text đang trỏ về 1 trang. Để thực hiện điều này, bạn chọn tab “Internal” trên công cụ. Sau đó nhập URL cần kiểm tra. Chọn tab “Inlink” ở thanh công cụ phía dưới để tìm hiểu các thông tin về Anchor Text. Tại đây bạn cần chú ý đến cột From và cột “Anchor Text”.

Kiểm tra Anchor Text
Kiểm tra Anchor Text

>> Xem thêm: Mailchimp là gì và lợi ích trong chiến dịch marketing

Kiểm tra Directives

Công cụ Screaming Frog cũng giúp bạn kiểm tra các vấn đề về Directives. Theo đó bạn chọn tab “Directives”. Tiếp theo bạn nhấp vào menu thả xuống và chọn tùy chọn muốn xem. Tại đây, bạn có thể xem được các vấn đề liên quan như index, địa chỉ web, follow, nofollow cùng nhiều thuộc tính khác. Bên cạnh đó, bạn còn kiểm tra được tệp robots.txt xem có chúng đang được sử dụng như thế nào hoặc có cần tối ưu gì cho file này không.

Công cụ Screaming Frog kiểm tra Directives
Công cụ Screaming Frog kiểm tra Directives

Tìm các trang có nội dung sơ sài – Word Count

Trang web có nội dung sâu sắc, tính chuyên môn cao và mang lại lợi ích cho người dùng sẽ được công cụ tìm kiếm đánh giá tốt hơn so với những trang web nội dung sơ sài, thiếu độ uy tín. Bởi vậy bạn có thể sử dụng tính năng “Word Count” trong tab “Internal” của công cụ Screaming Frog phân tích xem trang nào có nội dung mỏng. Công cụ này sẽ sắp xếp nội dung từ nhiều chữ đến ít chữ nhất.

Bạn hãy cải thiện lại nội dung trang web cho tốt hơn và đảm bảo nội dung trang đúng, không sơ sài. Nội dung cần chứa từ khóa chính và từ khóa phụ. Tuy nhiên số lượng từ trong trang cũng cần đảm bảo không vượt quá cao.

Kiểm tra độ mỏng nội dung của trang web
Kiểm tra độ mỏng nội dung của trang web

Lời kết

Như vậy bạn đã biết Screaming Frog là gì cùng với những ưu điểm và tính năng tuyệt vời của công cụ này. Với sự hỗ trợ của Screaming Frog thì việc kiểm tra và audit website của người quản trị và các SEOer sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều. Bạn có thể tải về bản miễn phí để trải nghiệm ngay hôm nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *